Ngân hàng câu hỏi tập huấn Mĩ thuật lớp 6 sách Cánh diều
Đáp án 15 câu trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 6 môn Mỹ thuật
Ngân hàng câu hỏi tập huấn Mĩ thuật lớp 6 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm môn Mĩ thuật 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Mĩ thuật 6 sách Cánh diều
Câu 1: Nội dung định hướng chủ đề của Mĩ thuật 6:
A. Nghệ thuật Tiền sử và Cổ đại Việt Nam, thế giới.
.svg"> B. Nghệ thuật trung đại C. Nghệ thuật hiện đại D. Nghệ thuật đương đại
Câu 2: Yêu cầu cần đạt của năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ thuộc nội dung Mĩ thuật ứng dụng lớp 6 là:
A. Xác định được mục đích sử dụng của sản phẩm. Chỉ ra được các bước cơ bản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
.svg"> B. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm học tập. C. Sáng tạo từ những đồ vật, vật liệu sẵn có thành sản phẩm mới. D. Phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm Mĩ thuật.
Câu 3: “Biết vận dụng giá trị thẩm mĩ của di sản văn hoá nghệ thuật vào thực hành sáng tạo. Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản và một số yếu tố tạo hình vào thực hành? sáng tạo” là yêu cầu cần đạt của năng lực nào trong môn Mĩ thuật 6?
A. Nhận thức thẩm mĩ B. Quan sát thẩm mĩ C. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ
.svg"> D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ
Câu 4: Có bao nhiêu mạch nội dung giáo dục Mĩ thuật lớp 6?
A. 7
.svg"> B. 6 C. 5 D. 4
Câu 5: Có bao nhiêu chủ đề học tập, bài học trong sách Mĩ thuật 6 Cánh Diều?
A. 6 chủ đề, 17 bài
.svg"> B. 5 chủ đề. 15 bài C. 5 chủ đề, 17 bài D. 6 chủ đề, 16 bài
Câu 6: Chọn 2 nội dung về nghĩa của các chủ đề dạy học trong sách Mĩ Thuật 6 Cánh Diều?
A. Phát triển năng lực học sinh song song cùng giáo dục phẩm chất B. Chú trọng phát triển năng lực học sinh C. Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển ý tưởng dạy học D. Đảm bảo phân chia vấn đề trong giáo dục E. Cả A & C đều đúng F. Cả B & D đều đúng
.svg">
Câu 7: Cấu trúc của một bài học trong sách mĩ thuật 6 Cánh Diều gồm bao nhiêu đề mục lớn?
A. 4 đề mục
.svg"> B. 5 đề mục C. 3 đề mục D. 6 đề mục
Câu 8: Mục sáng tạo trong sách Mĩ thuật 6 Cánh Diều gồm có:
A. Tìm ý tưởng, thực hành, gợi ý, luyện tập .svg"> B. Sáng tạo, luyện tập C. Hướng dẫn thực hành, luyện tập D. Sáng tạo, vận dụng
Câu 9: Sách Mĩ thuật 6 Cánh Diều có 4 nội dung được thiết kế trên nền màu để liên kết với các đề mục của mỗi bài. Mối liên kết đề mục đó theo trình tự nào sau đây?
A. Khám phá – Em có biết; Sáng tạo – Tìm ý tưởng; Thực hành – Gợi ý; Luyện tập – Nhắc nhở. .svg"> B. Khám phá – Em có biết; Thực hành – Tìm ý tưởng; Sáng tạo – Gợi ý; Luyện tập – Nhắc nhở. C. Khám phá – Em có biết; Sáng tạo – Tìm ý tưởng; Thực hành - Nhắc nhở; Luyện tập – Gợi ý.
Câu 10: Lựa chọn phương án đúng nhất: Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật
A. Chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật. .svg"> B. Chủ yếu bằng định lượng, thông qua hệ thống các các bài tập Mĩ thuật. C. Chủ yếu bằng định lượng, sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập, vấn đáp.
Câu 11: Đâu là yêu cầu cần đạt của năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ lớp 6?
A. Biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế cuộc sống. B. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm. C. Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về tác giả, tác phẩm. D. Nêu được các bước thực hành, sáng tạo E. Cả A & D đều đúng F. Cả B & C đều đúng .svg">
Câu 12: Mục Ứng dụng trong mỗi bài học của sách Mĩ thuật 6 Cánh Diều nhằm mục tiêu:
A. Gợi ý học sinh ứng dụng kiến thức và sản phẩm mĩ thuật vào cuộc sống. .svg"> B. Gợi ý học sinh ứng dụng kĩ năng của bài học vào cuộc sống. C. Gợi ý học sinh thuyết trình nêu quan điểm cá nhân, đánh giá sản phẩm Mĩ thuật. D. Gợi ý học sinh sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật.
Câu 13: Đâu không phải là các động từ mô tả mức độ Biết trong dạy học Mĩ thuật
A. Nhận biết được (yếu tố tạo hình, nguyên lí tạo hình, đặc điểm,…) B. Đọc được tên (màu sắc, tác giả, sản phẩm, tác phẩm, trường phái,…) C. Liệt kê được (đồ dùng, công cụ, vật liệu, ngành nghề,…) D. Tạo được (sản phẩm, sự hài hòa, hòa sắc,…) .svg">
Câu 14: Chọn những đáp án đầy đủ nhất về mục tiêu giáo dục Mĩ thuật phổ thông:
A. Phát triển năng lực mĩ thuật cho học sinh. B. Phát triển năng khiếu chuyên biệt cho tất cả học sinh. C. Nhằm phát triển và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu mĩ thuật. D. Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, cân bằng mọi năng lực học sinh. E. Cả A & D đều đúng .svg"> F. Cả B & C đều đúng
Câu 15: Phương án nào đảm bảo đề kiểm tra của môn mĩ thuật có thể đánh giá đúng và đủ ba nhóm năng lực mĩ thuật (Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ)?
A. Kết hợp tự luận hoặc trắc nghiệm với thực hành. .svg"> B. Chỉ cần thực hành sáng tạo sản phẩm. C. Kết hợp tự luận, trắc nghiệm và thực hành. D. Dạy học khám phá.