Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Địa lý cấp THCS mang tới gợi ý trả lời 5 câu hỏi tự luận môn Địa lí THCS trong chương trình tập huấn Mô đun 2. Giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn của mình. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 2 môn Địa lý THCS
Câu 1: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu ở trên trong thực tiễn nhà trường của thầy/cô.
Trong thực tiễn nhà trường, chúng tôi thường dùng những PP sau:
1. Phương pháp hoạt động nhóm.
2. Kỹ thuật mảnh ghép.
3. Kỹ thuật khăn phủ bàn
4. Sơ đồ tư duy....
Câu 2. Đề xuất những cải tiến để áp dụng các PP, KTDH này nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Để áp dụng các PP, KTDH cần có đủ về cơ sở vật chất lớp học, giáo viên được tập huấn kỹ càng, định lượng giờ dạy việc của gv phải phù hợp để gv có đủ thời gian chuẩn bị
PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới mối quan hệ GV – HS theo hướng hợp tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Câu 3: Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Địa lý THCS?
Dựa vào 4 tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học.
Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS
Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự
tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về PC, NL đã đặt ra trong mục tiêu....
Câu 4: GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao?
Phù phù hợp, vì HS được làm việc chủ động, sáng tạo, hợp tác trong nhóm…
Vì giáo viên đã giao nhiệm vụ cho học sinh học sinh nhận nhiệm vụ tích cực thảo luận đưa ra kết quả và trình bày nội dung kiến thức sau đó làm bài và khám phá nội dung thực tế
Câu 5: Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ.
- Rất nhiều ưu điểm, tiết học sáng tạo học sinh học tập tích cực, chủ động, hợp tác.. học sinh được nhận nhiệm vụ trao đổi khám phá tìm ra nội dung kiến thức. Từ kiến thức tìm ra học sinh được làm bài vận dụng và sử dụng kiến thức vào thực tế.
- Hạn chế phương pháp này nếu học sinh không tự giác nghiêm túc học thì việc tìm ra kiến thức mới là khó.
Nếu cơ sử vật chất không đảm bảo, khả năng của GV, thì khó thực hiện được PP, KTDH.