Dàn ý nhân vật Tràng sáng hôm sau bao gồm 4 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức biết cách viết bài văn hay sáng tạo, đầy đủ các ý để phân bổ thời gian cho hợp lí cho bài văn phân tích nhân vật hay.
Phân tích Tràng trong buổi sáng hôm sau đã cho thấy sự chuyển biến tâm trạng theo một chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, qua chi tiết này, tác giả còn muốn đọc giả hiểu một điều rằng: chính niềm vui và niềm tin vào cuộc sống ngày mai sẽ hướng con người ta vào những hành động thiết thực, từng bước tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn: phân tích nhân vật Thị, phân tích bà cụ Tứ, phân tích Vợ nhặt.
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
Dàn ý phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau - Mẫu 1
I. Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Kim Lân, cùng truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật Tràng trong truyện.
II. Thân bài
1. Giới thiệu đôi nét về Tràng
- Người dân xóm ngụ cư: cha mất sớm, sống cùng mẹ già trong căn nhà tồi tàn.
- Nghề nghiệp: kéo xe bò thuê.
- Ngoại hình: xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, lại thô lỗ…
2. Tóm tắt lại truyện đến đoạn sáng hôm sau
Tràng - một người dân nghèo khổ sống cùng với mẹ già ở xóm ngụ cư. Một ngày nọ, trên đường kéo xe bò vào dốc tỉnh, Tràng tình cờ gặp gỡ với Thị. Chỉ với câu đùa và bốn bát bánh đúc, Thị đã đồng ý theo làm vợ và theo Tràng về nhà. Khi về đến nhà, bà mẹ của Tràng ban đầu rất ngạc nhiên, sau đó là đón nhận người đàn bà khốn khổ ấy làm con dâu với một sự thương cảm sâu sắc. Sáng hôm sau, Tràng bỗng cảm thấy mình đổi khác.
3. Phân tích Tràng trong đoạn sáng hôm sau
a. Buổi sáng tỉnh dậy
- Tràng nhận thấy sự thay đổi kỳ lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo…).
- Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Cũng thấy mình trưởng thành hơn.
b. Trong bữa cơm đầu tiên sau khi có vợ
- Khi bà cụ Tứ bàn về tương lai, Tràng chỉ vâng rất ngoan ngoãn khiến cho không khí trong gia đình ấm áp, hòa hợp mà trước giờ chưa từng thấy.
- Khi cầm bát cháo cám đưa lên miệng, hắn chun mặt lại vì chao chát nhưng khi nghe cô thị kể về việc người dân mạn trên đi phá kho thóc Nhật, trong ý nghĩ của hắn hiện lên hình ảnh người dân đi phá kho và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.
=> Người vợ đã khiến Tràng thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp.
III. Kết bài
Khái quát lại tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi lấy vợ, khẳng định lại giá trị của tác phẩm Vợ nhặt.
Lập dàn ý Vợ nhặt sáng hôm sau - Mẫu 2
1. Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Nêu vấn đề nghị luận: Khái quát hình ảnh nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân của nhà văn Kim Lân.
2. Thân bài
a. Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng
Hoàn cảnh:
- Tràng là dân ngụ cư nghèo khổ, ngoại hình xấu xí, tính tình ngờ nghệch.
- Trong nạn đói khủng khiếp của năm 1945, hắn bỗng dưng nhặt được vợ. Hắn đưa vợ về nhà giữa những lời xì xầm, ái ngại của những người dân trong xóm ngụ cư.
- Đoạn trích là tâm trạng và hành động của Tràng trong buổi sáng đầu tiên sau khi “nhặt vợ”.
b. Tâm trạng nhân vật Tràng:
- Tràng cảm thấy vui mừng, hạnh phúc khi có vợ. Hạnh phúc đến quá đỗi bất ngờ nên việc có vợ vẫn chưa làm cho Tràng hết ngạc nhiên, hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
- Tràng ngạc nhiên trước sự đổi thay trong chính ngôi nhà của mình. Ngôi nhà sạch sẽ gọn gàng, đó là hình ảnh của sự sống, là cái sinh khí mới mẻ của một mái ấm gia đình mà lần đầu tiên Tràng được cảm nhận.
- Tràng thấm thía cảm động trước cảnh tượng gần gũi, quen thuộc; cảm thấy vui sướng phấn chấn, yêu thương gắn bó với gia đình. Niềm vui đem lại ánh sáng cho cuộc sống vốn đang tràn ngập sự chết chóc bởi cái đói. Hành động: xăm xăm chạy ra giữa sân, muốn làm việc gì để phần dự tu sửa lại căn nhà cho thấy Tràng đã trở thành người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ nhận thức, biết lo toan, sống có trách nhiệm với gia đình.
c. Đánh giá chung:
- Tâm trạng, hành động của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, giàu tính biểu cảm; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động…
- Qua nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân không chỉ phản ánh số phận cùng khổ của người nông dân nghèo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám mà còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của tình người, của khát vọng hạnh phúc.
d. Nhận xét cách nhìn mới mẻ về người nông dân
- Cái nhìn xót xa, thương cảm về người nông dân trong nạn đói khủng khiếp Ất Dậu 1945.
- Cái nhìn lạc quan tin tưởng về con người: nhìn thấy sức mạnh của tình yêu thương, khao khát sống mãnh liệt và niềm tin bất diệt vào tương lai trong thẳm sâu tâm hồn con người đang bên bờ vực mong manh giữa sự sống - cái chết.
- Kim Lân không để người nông dân chìm trong vòng luẩn quẩn bế tắc của bi kịch như Chí Phèo của Nam Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố… mà mở ra cho họ tương lai hứa hẹn sự đổi đời, hướng đến ánh sáng cách mạng.
- Cách nhìn mới mẻ về người nông dân cho thấy sự am hiểu sâu sắc về đời sống làng quê, tình thương yêu con người và phong cách nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân.
III. Kết bài:
- Khái quát lại hình tượng nhân vật Tràng và cái nhìn mới mẻ của Kim Lân về người nông dân.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
Dàn ý nhân vật Tràng sáng hôm sau - Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm, nhân vật: Thông qua tình huống nhặt vợ lạ lùng, nhà văn Kim Lân đã bộc lộ được quan niệm nhân đạo sâu sắc khi phát hiện ra vẻ đẹp của con người ngay trong sự túng đói quay quắt, ám ảnh. Nhà văn đã chú ý miêu tả đến tả tâm trạng và những cảm nhận của Tràng trong buổi sáng hôm sau để thể hiện sức mạnh của tình thương, của hạnh phúc có thể làm đổi thay con người
2. Thân bài
– Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu có
– Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”
– Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiến cho Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thay đổi hẳn:
- Những suy nghĩ của hắn cũng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn.
- Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
- Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
– Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong đầu Tràng đã gợi ra sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Tràng.
3. Kết bài
Ý nghĩa của những thay đổi trong suy nghĩ của Tràng: Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau vợ về nhà đã tiếp nối mạch diễn biến của câu chuyện, đồng thời thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật của mình cũng là sự trân trọng sâu sắc với những người dân nghèo khổ nhưng có khát khao sống mạnh mẽ.
Dàn ý nhân vật Tràng sáng hôm sau - Mẫu 4
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề - tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau
2. Thân bài:
a. Khái quát chung
- Anh Tràng nhặt được vợ ngay khi nạn đói diễn ra dữ dội nhất.
- Sự xuất hiện của người vợ nhặt đã mang đến một "luồng gió mới" cho cuộc sống của người dân xóm Ngụ cư và ngôi nhà nhỏ của mẹ con Tràng.
- Sau khi có vợ, anh Tràng đã có những thay đổi rõ rệt cả về nhận thức và tình cảm.
b. Phân tích Diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng sáng hôm sau
*Khi vừa thức dậy:
- Tràng cảm thấy "trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra".
- Nhận ra những thay đổi của quang cảnh xung quanh, chợt nhận ra "xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ".
- Cảm thấy yêu hơn ngôi nhà của mình, nhận thức được trách nhiệm của bản thân với ngôi nhà ấy "hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này"
*Trong bữa cơm:
- Cố giấu cảm giác thất vọng khi ăn miếng cháo "đắng chát và nghẹn bứ trong cổ".
--> Cách ứng xử khéo léo để tránh làm cho không khí bữa ăn trở nên nặng nề; Nỗi thẹn của một người đàn ông khi không thể mang đến bữa ăn đủ đầy cho vợ, mẹ.
- Suy nghĩ về câu chuyện của người vợ nhặt
- Trong đầu xuất hiện hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng.
c. Đánh giá về nội dung và nghệ thuật
- Về nội dung:
- Nhân vật Tràng là người biết ý thức về bản thân và trách nhiệm với gia đình, có nhận thức mới về cách mạng.
- Qua nhân vật Tràng, tác giả muốn nhắn gửi rằng tình thương giữa những con người nghèo khổ có thể vượt lên trên tất cả, kể cả cái chết.
- Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sinh động.
- Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc.
3. Kết bài:
Khẳng định vẻ đẹp nhân vật, giá trị của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của tác giả.
Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng
Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
Xem nội dung chi tiết tại đây: Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau