Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao (6 Mẫu) - Văn 11

Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy)

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân tuyển chọn 6 mẫu dàn ý chi tiết nhất. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích nhân vật hay đầy đủ các ý.

Lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao giúp các bạn học sinh nhanh chóng nắm được kiến thức để biết cách viết bài văn phân tích hay. Huấn Cao là một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và một khí phách hiên ngang. Ông là một người anh hùng chính trực, luôn yêu cái thiện và cực kỳ ghét cái ác. Vậy dưới đây là 6 dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Sơ đồ tư duy nhân vật Huấn Cao

Lập dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao - Mẫu 1

I. Mở bài

- Giới thiệu hình tượng nhân vật trung tâm trong Vang bóng một thời của tác giả tài hoa Nguyễn Tuân: Những nho sĩ cuối mùa tuy thất thế nhưng vẫn giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn

- Huấn Cao trong Chữ người tử tù (in trong VBMT) là một trong số đó. Hiện lên trong tác phẩm là một con người mang tài hoa, khí phách và thiên lương

II. Thân bài

1. Huấn Cao- người nghệ sĩ tài ba

- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.

- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa Quản ngục và thơ lại:

+ Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”

- Tài năng ấy được thể hiện qua thái độ sùng kính của Quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm…có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời

- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”

⇒ Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp

2. Huấn Cao – con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Khí phách hiên ngang thể hiện trong cuộc nói chuyện của quản ngục:

  • “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
  • coi nhà tù thực dân như chốn không người, “ra tay tháo cũi xổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục
  • “văn võ kiêm toàn”

⇒ lí tưởng sống cao đẹp, dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.

- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

⇒ khí phách, tiết tháo của nhà Nho

- Khí phách thể hiện qua thái độ thán phụccủa quản ngục và thầy thơ lại

- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”

- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.

⇒ Không khuất phục trước cường quyền.

⇒ khí phách của một người anh hùng.

3. Huấn Cao – người mang thiên lương đáng trọng

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.

- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân

- Khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

⇒ Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.

- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”

⇒ Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

⇒ Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.

4. Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm ⇒ kết tinh cho tài hoa, khí phách, thiên lương

- thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao

- Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo

- Nghệ thuật tương phản đối lập

- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình.

III. Kết bài

- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao

- Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về nhân vật: Huấn Cao là một tấm gương về vẻ đẹp toàn tài con người hôm nay hướng tới

Dàn ý hình tượng nhân vật Huấn Cao - Mẫu 2

I. Mở bài

- “Vang bóng một thời” gồm mười một truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang bóng. Qua tập truyện, Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đối với xã hội buổi giao thời cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở nước ta và ca ngợi những nhà nho tài hoa không chịu vứt bỏ lương tâm, chạy theo danh lợi, vẫn giữ thiên lương cao đẹp.

- Một trong những nhân vật tiêu biểu là Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

II. Thân bài

1. Con người mang nét đẹp của tư thế, khí phách

Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật.

a. Một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất.

- Tự trọng, không ham quyền và hám lợi: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

- Hiên ngang bất khuất: “những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người tu, người ta cũng còn chẳng biết ai nữa…”

b. Chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết

- Chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …”

- Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: “Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm”.

c. Khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị.

- Dưới mắt ông, chúng chỉ là là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một dõng cặn bã.

- Thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao có cần gì nữa không, ông đã trả lời rất thản nhiên: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ cần có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khí phách đó, tư thế đó luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

2. Con người mang nét đẹp của tâm hồn, tài hoa

a. Tâm hồn cao quý

Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.

b. Yêu cái đẹp và cảm thông với người yêu quý cái đẹp.

Huấn Cao kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan, ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

c. Rất mực tài hoa

- Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ Hán) vốn là một thú tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.

- Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỷ: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và lần này như một ngoại lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người”.

- Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng hiện pháp đối lập, Nguyễn Tuân đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện.

- Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm, nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián).

- Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quản ngục khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ… chắp tay vái người tù một vái.

=> Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: Cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống chung với tội ác.

3. Đánh giá về hình tượng Huấn Cao

- Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp của khí phách, của tài hoa hòa hợp cái đẹp của thiên lương.

- Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song ở Huấn Cao, bên cạnh cái tài hoa, còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc và cái đẹp của thiên lương. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao, so với các nhân vật khác trong Vang bóng một thời.

III. Kết bài

- Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” mang tính cổ kính qua hệ thống ngôn ngữ, lối suy nghĩ, cung cách đối xử… toát lên không khí của một thời mà nay đã thành vang bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với nhưng đoạn phân tích ý nghĩa sâu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.

- Nhân vật Huấn Cao, con người có trách nhiệm đối với đất nước, hiện lên trong truyện với một thái độ tôn sùng của Nguyễn Tuân. Đây cũng là sự giãi bày kín đáo niềm “… khát khao theo đuổi một lý tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi mới bước chân vào đời”. (Trường Chinh).

Xem thêm Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao - Mẫu 3

I. Mở bài

- Giới thiệu hình tượng nhân vật trung tâm trong “Vang bóng một thời” của tác giả tài hoa Nguyễn Tuân: Những nho sĩ cuối mùa tuy thất thế nhưng vẫn giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn

- Huấn Cao trong Chữ người tử tù (in trong Vang bóng một thời) là một trong số đó. Hiện lên trong tác phẩm là một con người mang tài hoa, khí phách và thiên lương.

II. Thân bài

1. Huấn Cao - người nghệ sĩ tài ba

- Tài năng của ông đã được nói tới một cách kính nể qua cuộc nói chuyện giữa quản ngục và thơ lại: “Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp...”

- Tài năng ấy được thể hiện qua thái độ sùng kính của Quản ngục: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm…có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”.

- Sự tài hoa thể hiện trong cảnh cho chữ: “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”.

=> Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp

2. Huấn Cao - con người của khí phách hiên ngang, bất khuất

- Khí phách hiên ngang thể hiện trong cuộc nói chuyện của quản ngục:

  • “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
  • Coi nhà tù thực dân như chốn không người: “ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi”, có tài bẻ khóa vượt ngục”

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục: “Thản nhiên rũ rệp trên thang gông…”.

- Khí phách thể hiện qua thái độ của bọn lính: kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”

- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”.

=> Không khuất phục trước vàng ngọc hay quyền lực.

3. Huấn Cao - người mang thiên lương đáng trọng

- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” là con người trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỷ.

- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân. Đến khi biết tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục: Huấn Cao nhận lời cho chữ

- Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”

=> Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

4. Sự thống nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương làm nên cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”

- Hình tượng Huấn Cao đang “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục tối tăm.

- Huấn Cao đã trở thành biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao

  • Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo
  • Nghệ thuật tương phản đối lập
  • Ngôn ngữ miêu tả nhân vật giàu chất tạo hình.

III. Kết bài

  • Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao
  • Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về nhân vật: Huấn Cao là một tấm gương về vẻ đẹp toàn tài con người hôm nay hướng tới

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao - Mẫu 4

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù.

Dẫn dắt giới thiệu đến nhân vật chính của tác phẩm: Huấn Cao.

II. Thân bài

1. Vẻ đẹp của tài năng và khí phách

- Tài năng hơn người:

  • Không chỉ có tài viết chữ “rất nhanh rất đẹp” mà còn có tài “bẻ khóa vượt ngục” - một con người văn võ toàn tài.
  • Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp: cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

- Khí phách hiên ngang:

  • Tự do trong suy nghĩ, hành động: “dỡ cái gông nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái”, thái độ “lãnh đạm” trước sự đe dọa của tên lính áp giải”.
  • Thái độ khinh bạc, coi thường quyền lực: Dưới mặt Huấn Cao, bọn lính coi ngục chỉ là là lũ tiểu nhân đang thị oai nên thời ơ, coi thường. Thản nhiên trước thái độ biệt đã của viên quản ngục, trả lời quản ngục trả lời: “Ngươi hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa”, chấp nhận mọi sự trả thù.

2. Vẻ đẹp thiên lương trong sáng

- Coi thường của cải vật chất của Huấn Cao: “Ta nhất sinh không vì vàng bạc hay quyền quý mà ép mình phải viết chữ bao giờ”

- Trân trọng thiên lương của người khác: “Nào ta có biết, người như thầy quản đây lại có sở nguyện cao đẹp như thế. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.

- Người hướng thiện: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi...”.

=> Huấn Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.

III. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù.
  • Cảm nhận chung về hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Xem thêm So sánh nhân vật Huấn Cao và người lái đò sông Đà.

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao - Mẫu 5

1. Mở bài phân tích nhân vật Huấn Cao

  • Giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Tuân
  • Giới thiệu qua tác phẩm “Chữ người tử tù”. Đây là truyện ngắn được in trong tập Vang bóng một thời. Nội dung cụ thể kể về một tình huống truyện độc đáo xảy ra trong ngục tối. Nói về cảnh cho chữ của một tử tù Huấn Cao với một viên cai ngục. Đọc câu chuyện, độc giả cảm nhận được sự tiếc nuối của tác giả trước một nét đẹp văn hóa bị mai một.
  • Giới thiệu qua về nhân vật Huấn Cao

II. Phần thân bài phân tích chi tiết

Luận điểm 1: nhân vật Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa, có tài viết chữ đẹp

  • Đầu tiên, các bạn cần hiểu thế nào là tài viết chữ đẹp. Ở đây, nhà văn miêu tả Huấn Cao có tài viết chữ thư pháp. Đây là một nét đẹp trong văn hóa xa xưa. Là một thú vui tao nhã được người đời gìn giữ và bảo tồn.
  • Tài năng của Huấn Cao được thể hiện của những lời khen ngợi của người đời như những lời khen ngợi, bình luận và cả sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại. Nhà văn Nguyễn Tuân viết “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó phải không?”
  • Đặc biệt, tài năng hoa của Huấn Cao được thể hiện rõ thông qua ước mong và nguyện vọng của viên quản ngục. Ông khát khao được chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Viên quản ngục nói: “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Nếu xin được chữ của Huấn Cao, viên quản ngục thấy mãn nguyện và có chết cũng cam lòng. “Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình, dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà không kịp xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời mất”.
  • Rồi khi cảnh cho chữ diễn ra, hình ảnh người tử tù cho chữ đã làm sáng cả một khoảng tăm tối của ngục tù. Xua đi cái giá lạnh, cái xấu xa nơi tận cùng của xã hội. “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vắng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”

Luận điểm 2: Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất

  • Quá trình phân tích nhân vật Huấn Cao dàn ý, các bạn nhận thấy ông là một người có khí phách vô cùng bất khuất, hiên ngang. Là một kẻ “chọc trời khuấy nước”. đến nỗi những tên lính nơi ngục tối cũng phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược và nguy hiểm nhất trong bọn.”
    Sự ngông trong nhân phẩm, và khí phách hiên ngang, bất khuất được thể hiện khi Huấn Cao đến trước ngục tù. Ông không hề sợ hãi, lo lắng mà ngược lại, lại tỏ ra là một người không sợ trời sợ đất, sợ ngục tối. Thay vì khúm núm, luồn cúi như nhiều kẻ tử tù khác, Huấn Cao lại thực hiện hành động “dỗ gông” ngay trước mặt quân lính. Nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt”.
  • Tiếp đến, khi đã vào ngục, thay vì la khóc, van nài tha tội hay run sợ trước cái chết, thì Huấn Cao lại ung dung và có phần coi thường viên quản ngục. Huấn Cao không chỉ thong dong nhận thức ăn rượu thịt mà viên quản ngục mang vào tự nhiên mà còn tỏ ra thái độ khinh miệt của với viên quản ngục. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.”

Luận điểm 3: nhân vật Huấn Cao là người có nhân cách cao đẹp, thiên lương và trong sáng

  • Tuy là một người tài hoa, nổi tiếng khắp tỉnh Sơn Đông nhưng Huấn Cao không bao giờ cho chữ vì vàng bạc, vì quyền lực. Ông trân quý chữ như chính sinh mạng của mình. Bởi thế, khi viên quản ngục ngỏ ý xin chữ, Huấn Cao đã nói: “ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
  • Tuy là người thẳng thắn, chính trực yêu cái đẹp và sự thiện lương nhưng ông cũng là một người biết cảm thông và cảm mến với những con người vì hoàn cảnh ngộ mà đưa đẩy vào sự lầm đường lạc lối. Bởi thế, sau nhiều lần nhận được sự chân thành muốn xinh chữ của viên quản ngục Huấn Cao đã rất cảm kích trước “trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của ông. Vì thế, khi viên quản ngục chia sẻ tâm tư. Huấn Cao đã quyết định cho chữ ngay ở chốn ngục tù. Không những thế, Huấn Cao còn cảm thấy ân hận và có lỗi khi xem thường viên quản ngục. “Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.”
  • Nhân phẩm thanh cao của nhân vật Huấn Cao, còn được thể hiện qua sự thẳng thắn khi không dễ dàng chấp nhận sự lẫn lộn cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Bởi thế, sau khi cho chữ, ông đã chân thành khuyên răn viên quản ngục. “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?… Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”.

3. Kết bài

Khái quát lại hình tượng nhân vật này một lần nữa. Qua những gì nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả, có thể thấy Huấn Cao là một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và một khí phách hiên ngang. Ông là một người anh hùng chính trực, luôn yêu cái thiện và cực kỳ ghét cái ác. Ông không bao giờ vì tiền bạc mà đánh đổi lương tâm và tài hoa của mình.

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao cho chữ

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù và dẫn dắt đến cảnh cho chữ.

Ví dụ: Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo. Có người đã cho rằng mỗi sáng tác của ông như đóng một dấu triện riêng. Tuy nhiên, điều thú vị là, dấu ấn này không phải qua vài tác phẩm mới bộc lộ, mà ngay từ tập truyện ngắn đầu tay “Vang bóng một thời” (1940) đã được in đậm. “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Tuân nằm trong tập truyện trên. Người đọc có thể nhận ra những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả bậc thầy này qua cảnh cho chữ độc đáo của thiên truyện.

II. Thân bài

1. Khái quát về tác phẩm Chữ người tử tù

- “Chữ người tử tù” là truyện ngắn hội tụ nhiều cái “nhất” trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân: Có nhân vật đẹp nhất (Huấn Cao), nhân vật lạ nhất (Quản ngục), cảnh độc đáo nhất (cảnh cho chữ). Đương nhiên, với tất cả những điều ấy, truyện ngắn này cũng có một vị trí đặc biệt, mọi người đều thống nhất rằng đây là một trong những truyện hay nhất trong “Vang bóng một thời” (1940) - tập truyện ngắn đầu tay của nhà văn đã được “Tự lực văn đoàn” trao giải.

- Câu chuyện kể về những ngày Huấn Cao ở trong nhà giam tỉnh Sơn, trước khi về kinh thụ án. Vẻ đẹp của nhân vật này, tư tưởng của thiên truyện đều tỏa sáng rực rỡ trong cảnh cho chữ. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng ở cảnh này, mọi nét đậm nhất trong phong cách của Nguyễn Tuân đã tụ lại.

2. Phân tích cảnh cho chữ

- Nếu nói như G.S. Nguyễn Đăng Mạnh: “Nguyễn Tuân là nhà văn của những tính cách phi thường, những tình cảm, cảm giác mãnh liệt”, thì có thể nhanh chóng nhận ra rằng cảnh cho chữ đã hội tụ tất cả những nét vượt trội ấy. Đây là một khung cảnh đặc biệt, và chính người khắc hoạ cũng khẳng định rằng đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

- Sự đặc biệt này hiện ra ở mọi góc của cảnh: thời gian, không gian và nhân vật.

* Nhân vật:

  • Thông thường: Người cho chữ và người được cho chữ là những tri âm tri kỷ đến độ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Ở họ luôn toát ra sự an nhiên, điềm tĩnh, ung dung của bậc túc nho.
  • Trong tác phẩm: Người cho chữ là một tử tù, người được cho chữ là viên quản ngục. Họ có vị trí đối nghịch trong xã hội. Hơn nữa, họ mới gặp nhau hơn nửa tháng. Đặc biệt, cảnh cho chữ đã diễn ra một sự thay bậc đổi ngôi, khi người tù thì dù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn đứng thẳng người và đĩnh đạc, còn quản ngục “khúm núm” và nghẹn ngào. Trong quan hệ xã hội họ là kẻ thù nhưng trong bình diện nghệ thuật, họ lại là tri âm tri kỉ.

* Không gian:

  • Thông thường: Người ta viết chữ cho nhau ở nơi thư phòng sạch sẽ, không gian của học thuật.
  • Trong tác phẩm: Người ta viết chữ cho nhau trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đây là không gian mà cái xấu, cái ác thống trị.

* Thời gian:

  • Thông thường: Người ta cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp.
  • Trong tác phẩm: Người ta cho chữ vào ban đêm một cách vội vã, chạy đua với thời gian, gấp rút tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng và tránh cái công văn oan nghiệt giải người về kinh thụ án.

=> Nhận xét: Một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”.

3. Ý nghĩa của cảnh cho chữ

- Cho thấy Huấn Cao không phải là một nghệ sĩ bậc thầy trong nghệ thuật thư pháp, đang sáng tạo ra cái đẹp siêu việt trước khi đi vào cõi bất tử.

- Huấn Cao còn hiện lên với vai trò của người hướng thiện: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.

=> Trong cảnh này, cái tài, thiên lương và khí phách của bậc chính nhân quyện vào nhau làm nên một vẻ đẹp có thể cứu rỗi những tâm hồn.

III. Kết bài

Nhà thơ Lê Đạt đã viết: “Mỗi công dân có một dạng vân tay/Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ”. Yêu cầu này không chỉ đối với nhà thơ, mà với nhà văn cũng thật cần thiết. Nguyễn Tuân chính là nhà văn có “vân chữ” không thể lẫn, điều ấy đã được chứng minh thuyết phục qua cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Nguyễn Tuân nổi tiếng là một nhà văn tài hoa, uyên bác, giàu cá tính. Ông là một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Và trong rất nhiều cái đẹp mà ông cảm khái, theo đuổi ấy, ta thấy có cái đẹp ngời sáng giữa cảnh lao tù tăm tối, cái đẹp toát ra từ người tử tù Huấn Cao trong "Chữ người tử tù".

Trong tác phẩm, Huấn Cao là một con người sống hiên ngang bất khuất, không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng nào có thể khuất phục ông. " Con người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng còn biết có ai nữa...". Một con người khẳng khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?

Là người chọc trời khuấy nước, không chịu được triều đình phong kiến ngày càng suy thoái, mục nát, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. Bị gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lớn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam, sắp lên đoạn đầu đài Huấn Cao vẫn hiên ngang, bất khuất "đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là...". Trong những ngày ở nhà giam tỉnh Sơn, Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, tự do, tự tại, không quan tâm đến bất kì ẩn ý nào trong cách cư xử đặc biệt của quản ngục. Ông thản nhiên nhận rượu thịt của quản ngục và coi đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm.

Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng. Ông không thèm chấp lời dọa dẫm của tên lính áp giải khi cùng các bạn tù thực hiện động tác " dỗ gông" trước cửa nhà lao. Khi viên quản ngục đến tận phòng giam, khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như hắt nước vào mặt quản ngục: "Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Phân biệt đãi mà vẫn tỏ ra khinh bạc với quản ngục. Đó là khí phách của một trang anh hùng đầy dũng khí, vẫn bình tĩnh sống những ngày cuối đời một cách oanh liệt.

Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bạo lực, cường quyền nhưng Huấn Cao lại coi trọng bản chất tốt đẹp của con người. Trong phần người sâu thẳm mà đôi khi vì hoàn cảnh, người ta phải giấu kín, việc ông cho chữ và lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của Huấn Cao. Lời ấy là tiếng lòng, là tâm huyết của ông: "Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi". Ông yêu cái đẹp và trân trọng người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng cho chữ, bởi ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương.

...............

Xem thêm bài văn mẫu phân tích nhân vật Huấn Cao

Liên kết tải về

pdf Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy)
doc Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy) 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 11

Văn 11

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK