Dàn ý phân tích nhân vật Hồn Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ tổng hợp 4 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức nắm được các luận điểm chính để biết cách triển khai bài văn phân tích nhân vật Trương Ba đầy đủ các ý.
TOP 4 dàn ý phân tích nhân vật Trương Ba dưới đây được viết rất rõ ràng, dễ hiểu các bạn có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức thật tốt. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt, phân tích màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích.
Lập dàn ý phân tích nhân vật Trương Ba
Dàn ý phân tích nhân vật Hồn Trương Ba
I. Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật:
- Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất trong số đó có thể kể đến vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Thông qua câu chuyện về bi kịch của Trương Ba, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện được nhiều quan niệm nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, con người.
II. Thân bài:
- Câu chuyện xoay quanh bi kịch của Trương Ba khi bị chết oan, để tiếp tục sống thì buộc ông phải sống trong thân xác của người hàng thịt.
- Người hàng thịt tuy chỉ là thể xác âm u đui mù nhưng lại có những nhu cầu riêng, tính cách riêng và có sức mạnh để thực hiện những nhu cầu của mình.
–> từ khi sống trong thân xác của người hàng thịt, Trương Ba dần thay đổi trong mắt của mọi người.
- Trương Ba đã bị cái xác chi phối, dần trở thành con người vụng về, thô tục với những ham muốn tầm thường, dần trở nên thô lỗ.
- Trương Ba không còn quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
- Những thay đổi của Trương Ba đã khiến cho người thân thất vọng, bản thân Trương Ba cũng nhận thấy sự đổi khác của mình.
- Trương Ba bất lực trong việc kiểm soát hành động và những suy nghĩ không đúng đắn của bản thân.
- Dù cố gắng giải quyết nhưng ông vẫn đau khổ vì không thể phủ nhận rằng mình đang dần đánh mất chính mình.
- Trương Ba đã quyết định lựa chọn cái chết để trả lại xác người hàng thịt cho người hàng thịt, để bản thân được sống trọn vẹn , thống nhất.
III. Kết bài:
Thông qua nhân vật Trương ba cùng bi kịch sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo, tác giả Lưu Quang Vũ đã thể hiện sự trăn trở về mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để sống hạnh phúc, con người cần dung hòa được các nhu cầu ấy.
Dàn ý nhân vật Trương Ba
A. Mở bài
Giới thiệu tác giả tác phẩm
B. Thân bài
- Khái quát về tác phẩm: giới thiệu hoàn cảnh ra đời xuất xứ của tác phẩm và tóm tắt cốt truyện
- Phân tích tấn bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba
- Trương Ba có số phận bi kịch, đáng thương chịu cái chết oan uổng cho sự tắc trách của các quan trời mà không được là chính mình khi phải nương nhờ thân xác của anh hàng thịt
- Tha hóa về nhân cách: trước kia chưa Ba là một người chăm chỉ, khéo léo, chăm sóc, yêu thương vợ con, là người cha mẫu mực bây giờ từ khi sống trong thể xác của anh hàng thịt trở nên thô lỗ, phàm phu
- Bi kịch không được người thân nhận khi sống trong thân xác của người khác ông khiến vợ con hoảng sợ và từ chối nhận.
C. kết bài
Nêu khái quát giá trị nghệ thuật và thành công của tác giả
Dàn ý phân tích nhân vật Trương Ba
I. Mở bài:
Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm
Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể loại: thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trội trong sáng tác của Lưu Quang Vũ. Trong đó, nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch đóng vai trò quan trọng xuyên suốt vở kịch.
II. Thân bài phân tích nhân vật Trương Ba
1. Giới thiệu chung
– Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
– Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.
2. Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba
- Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết.
- Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ,… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi. à Bi kịch của sự oan trái
– Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư sử thô bạo với mọi người,…
- Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi” à Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần
- Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình
- Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người.
- Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.
- Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.
- Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sự thay đổi của Hồn Trương Ba. à Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.
3. Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác
- Phân tích nhân vật Trương Ba khi nhân vật tự ý thức bi kịch của mình: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. à Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác – Trương Ba trước cái chết của cu Tị
- Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách Trương Ba từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.
- Lí do là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người. à Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba.
4. Đánh giá phân tích nhân vật Trương Ba
– Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.
– Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.
– Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.
III. Kết luận phân tích nhân vật Trương Ba
- Đánh giá chung về nhân vật.
- Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.
Lập dàn ý phân tích nhân vật Trương Ba
I. Mở bài
Khi viết mở bài cho đề văn phân tích nhân vật Trương Ba ta có thể đi từ tác giả và tác phẩm rồi dẫn dắt tới nhân vật (thường là nhân vật chính của tác phẩm). Ví dụ mẫu một cách mở bài như sau
Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể loại: thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trội trong sáng tác của Lưu Quang Vũ. Trong đó, nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch đóng vai trò quan trọng xuyên suốt vở kịch.
II. Thân bài
a. Giới thiệu chung
– Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
– Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.
b. Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba
- Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết.
- Hồn Trương Ba phải trú nhơ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ,… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi. à Bi kịch của sự oan trái
– Cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,…
- Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cư chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi” à Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần
- Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình
- Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người.
- Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.
- Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.
- Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sự thay đổi của Hồn Trương Ba. à Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.
- Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác
- Phân tích nhân vật Trương Ba khi nhân vật tự ý thức bi kịch của mình: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. à Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác – Trương Ba trước cái chết của cu Tị
- Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách Trương Ba từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.
- Phân tích nhân vật Trương Ba muốn chết thật: Lí do là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người. à Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba.
c. Đánh giá phân tích nhân vật Trương Ba
– Hồn Trương Ba là một nhân vật quá chú trọng đời sống tinh thần mà coi nhẹ thân xác.
– Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người.
– Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống và diễn tiến kịch kích độc đáo.
III. Kết luận
– Đánh giá chung về nhân vật.
– Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.