Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập (4 mẫu)
Nghị luận về tính tự lập của giới trẻ hiện nay
TOP 4 Dàn ý Nghị luận xã hội về tính tự lập SIÊU HAY, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn nghị luận xã hội thật hay, với đầy đủ những ý quan trọng.
Sau khi lập xong dàn ý, các em dễ dàng lập luận, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, với đầy đủ những ý quan trọng. Những người sống tự lập luôn có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên cho dù có gặp bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Lập dàn ý nghị luận về tính tự lập hay nhất
245c">Dàn ý nghị luận xã hội về tính tự lập
245d">Lập dàn ý nghị luận về tính tự lập
Lập dàn ý nghị luận về tính tự lập ngắn gọn
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: tính tự lập.
2. Thân bài:
a) Giải thích:
- Tự lập đó là không dựa dẫm vào người khác, tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn con đường cho bản thân.
b) Biểu hiện:
- Tự học tập mà không cần ai nhắc nhở.
- Tự làm chủ công việc của mình, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách.
- Không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
c) Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta chủ động hơn trong cuộc sống của mình, thực hiện tốt những mục tiêu đề ra.
- Khi tự lập, ta tự tìm ra được cách giải quyết mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Khẳng định được giá trị của bản thân mình.
d) Phản đề:
- Tuy nhiên, có một số người sống thụ động, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Tự lập không phải là tách mình ra khỏi xã hội, mà là tự chủ trong cuộc sống của mình.
e) Bài học nhận thức:
- Mỗi người cần tự giác học tập, tự giác làm việc để có thể đạt được thành công.
- Khi gặp khó khăn đừng nản lòng mà hãy đối diện và tự mình bước qua.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Dàn ý nghị luận về tính tự lập
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.
b. Phân tích
- Mỗi người đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình, nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội.
- Người sống tự lập là những người có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên, những người này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua, rất đáng khen ngợi.
- Nếu chúng ta trì trệ, hoàn hoãn với sự lười biếng, những công việc cần làm, cần giải quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng.
- Rèn luyện được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,…
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác. Lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,…
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Đôi khi chúng ta dựa dẫm vào người khác nhiều hơn mức cần thiết. Con người thường đặt niềm hạnh phúc của mình trong lòng bàn tay của người khác và nghĩ rằng như vậy sẽ mang đến cho họ niềm hạnh phúc trọn vẹn. Đó thật sự là một sai lầm nghiêm trọng mà rất nhiều người mắc phải. Tính tự lập là một đức tính quan trọng, cần thiết đối với mỗi cá nhân đặc biệt là các bạn trẻ trong xã hội hiện đại.
Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình.
Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.
“Những sự lựa chọn lớn sẽ vạch ra con đường ta đi. Và chính những sự lựa chọn nhỏ nhất mới đưa chúng ta đến đích”
Mỗi chúng ta cần tự rèn luyện cho mình đức tính tự lập. Đức tính này chính là chìa khóa cho sự thành công của mỗi người.