Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về thành công trong cuộc sống mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Thông qua dàn ý nghị luận về thành công giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo biết cách nắm được các luận điểm luận cứ quan trọng để triển khai bài văn nghị luận của mình thật hay.
Thành công luôn là khát vọng để con người chúng ta theo đuổi. Người thành công luôn được yêu mến, kính trọng và tôn vinh. Vậy sau đây là 2 dàn ý nghị luận về thành công hay nhất mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm dàn ý nghị luận về đồng cảm và sẻ chia.
Dàn ý nghị luận về thành công trong cuộc sống
Dàn ý nghị luận về thành công
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Sự thành công trong cuộc sống.
II. Thân bài
1. Giải thích
Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn.
2. Biểu hiện của sự thành công
- Đối với một học sinh là thi đậu vào đại học.
- Đối với một doanh nhân là kí được một hợp đồng béo bổ.
- Đối với một người bình thường: Mua được một ngôi nhà như mơ ước cũng được coi là sự thành công.
3. Phân tích vấn đề đúng, sai
- Khi nói đến sự thành công người ta hay nói đến danh vọng, vật chất, công ăn việc làm, vị trí xã hội.
- Thành công với người này nhưng cũng có thể là thất bại với một người có quan niệm khác.
=> Thành công phải xét đến đối tượng cụ thể, lĩnh vực cụ thể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
- Nêu dẫn chứng minh họa: Sở hữu những thứ tiện nghi, sang trọng, đắt tiền hay vị trí xã hội mà nhiều người mơ tưởng thì gọi là thành công. Nhưng gia đình đổ vỡ, bạn bè xa lánh thì lại là thất bại và ngược lại. Bỏ mọi mối quan hệ, ăn thua đối với người khác cũng được gọi là thành công nhưng thất bại với chính mình.
- Trong cuộc sống hiện đại thương trường trở thành chiến trường. Để thành công, con người trở thành cỗ máy vô tri, vô giác, luôn nghi kỵ, cạnh tranh, ganh ghét, chui vào vỏ bọc của sự cô đơn, lạnh lùng. Đó là sự thành công mang theo tính chất của sự huỷ diệt.
- Một số người gặp thất bại, nhưng đối với họ, thất bại là mẹ thành công thành công vì chiến thắng với bản thân mình, tự tin, bước tiếp.
4. Phê phán các biểu hiện ngược
- Một số bạn trẻ không dám bước vào đời, sợ va chạm với khó khăn và sợ thất bại, sợ thua kém người khác.
- Những kẻ lười biếng.
- Phê phán những kẻ tự đánh bóng tên tuổi của mình hoặc gây ra các vụ tai tiếng động trời mà vẫn ung dung, tự đắc cho là thành công.
- Phê phán những kẻ luôn cố gắng kiếm thật nhiều tiền, cố gắng chứng tỏ tài năng mà đánh mất giá trị của cuộc sống.
5. Nhận thức hành động đúng cần có
- Không có sự thành công nào mà không nếm trắc trở, đắng cay, và cũng không có sự thành công vĩnh cửu nếu ta không cố gắng liên tục.
- Không nên lầm lẫn giữa phương tiện sống và mục đích sống.
- Phải sống tốt, thành công trong tình yêu thương, đầm ấm, sự thanh thản và tình yêu trong tâm hồn.
III. Kết bài
- Khẳng định là vấn đề: Để thành công phải luôn nỗ lực nhưng không đánh mất giá trị chân thật của cuộc sống.
- Cuộc đời không có những thành công lớn hay nhỏ, chỉ có những cảm xúc chân thật nhất thời hay vĩnh cửu mà thôi.
Dàn ý nghị luận về thành công
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thành công.
2. Thân bài
a. Giải thích
Thành công: là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu.
→ Khuyên nhủ con người nỗ lực, cố gắng, luôn hướng đến mục tiêu của mình và hoàn thiện bản thân theo hướng tốt nhất, tích cực nhất.
b. Phân tích
Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.
Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.
Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Thành công; rút ra bài học cho bản thân mình.