Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về sự lười biếng bao gồm 2 mẫu chi tiết đầy đủ nhất để các em học sinh tham khảo, ôn luyện kiến thức để biết cách triển khai bài văn nghị luận xã hội hay, đầy đủ các ý.
Lười biếng là thói quen và đôi khi trở thành một căn bệnh khó chữa, gây nên những tác hại vô cùng to lớn cho bản thân, gia đình và cả xã hội. Vì thế chúng ta hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày, ước mơ sẽ nhanh chóng đến với bạn. Vậy dưới đây là 2 dàn ý về sự lười biếng mời các bạn cùng theo dõi.
Dàn ý nghị luận về lười biếng chi tiết nhất
Dàn ý nghị luận về lười biếng
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát vấn đề lười biếng trong xã hội hiện nay.
- Căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi nào, có nguy hại gì?
b. Thân bài
- Giải thích.
- “Lười biếng”: Là ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ… đây gần như là 1 “căn bệnh“.
- Lười biếng là có thể được coi là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành "căn bệnh" nan y rất khó chữa. Chính vì thế mà đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc và trong quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.
- Bình luận:
+ Nguyên nhân của sự lười biếng:
- Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải “động tay động chân”.
- Do bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm (đặc biệt với lứa tuổi học trò).
- Do phụ thuộc vào những thứ có sẵn.
+ Biểu hiện của sự lười biếng:
- Ngại khó, ngại khổ trước mỗi công việc cụ thể, có mơ ước nhưng không có hành động thực tiễn để hướng tới ước mơ của mình.
- Lười biếng trong công việc.: Công việc nhà; Công việc công ty, tổ chức…
- Lười biếng trong học tập: Không chịu tự học; Đến lớp quay bài, copy, lật “phao”, sử dụng tài liệu, khi làm bài kiểm tra...
- Tác hại của sự lười biếng:
- Gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống.
- Không mang đến sự thành công trong công việc/cuộc sống. Từ đó sinh ra chán nản.
- Mắc các tính xấu khác bởi “nhàn cư vi bất thiện”.
- Gây ra các tệ nạn xã hội bởi tính ưa tiêu khiển, giết thời giờ.
- Nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển.
- Bình luận phản đề:
- Nếu chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích.
- Tập cho mình thói quen tốt trong công việc/đời sống.
- Chăm chỉ mang lại cuộc sống sung túc, bởi “làm việc là con đường dẫn đến thành công.
- Không gây ra tệ nạn xã hội, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại.
- Nếu cả xã hội đều chăm chỉ, thì đất nước sẽ thịnh vượng, phát triển không ngừng.
- Bài học, nhận thức và hành động cho bản thân:
+ Lười biếng có thể cũng chính là bản chất nhưng trong sổ một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà đó là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì chắc chắn bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng ngay, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với căn bệnh lười biếng chính là sự thiếu kiên trì, thiếu kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
+ Bài học: lười biếng không mang lại lợi ích cho chúng ta.
+ Nhận thức: không nên lười biếng.
+ Hành động của bản thân để tránh sự lười biếng:
- Tích cực rèn luyện các thói quen tốt.
- Lập thời gian biểu và cố gắng thực hiện tốt.
- Quyết tâm chăm chỉ.
c. Kết bài
- Khẳng định vấn đề lười biếng.
- Ví dụ kết bài: Bệnh lười biếng là một trong những căn bệnh nan y phải được chữa kịp thời, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày, ước mơ sẽ nhanh chóng đến với bạn.
Dàn ý về thói quen lười biếng
1. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề
2. Thân bài
- Giải thích: "Lười biếng": là trạng thái chán nản, không muốn tập trung vào công việc hay bất cứ việc gì dù ở trong khả năng của mình, chần chừ, ngại khó, ngại khổ.
+ Lười biếng là thói quen và đôi khi trở thành một "căn bệnh" khó chữa, gây nên những tác hại vô cùng to lớn cho bản thân, gia đình và cả xã hội.
- Nguyên nhân:
- Bị chi phối bởi những thú tiêu khiển: Trò chơi điện tử, các trang mạng xã hội, video thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người→ con người có xu hướng khép kín hơn, thích những trò chơi đó mà ngại ra ngoài, lười vận động, khiến chúng ta mất tập trung, lâu dần trở thành lười biếng.
- Do sự bảo bọc của cha mẹ, người lớn: Trẻ em sinh ra còn yếu ớt, cần được chăm sóc, bảo vệ nhưng một số cha mẹ lại bảo bọc con cái quá mức khiến chúng dần ỷ lại, không chịu hành động, suy nghĩ, ngại khó, ngại khổ.
- Do sự chần chừ: Lười biếng đôi khi xuất phát từ những việc rất nhỏ, sau đó tạo thành thói quen, ví dụ khi ta chần chừ nghe điện thoại, chần chừ làm bài khóa, bài luận, lâu dần ta sẽ quy định cho bản thân mình có thể ỷ lại, có thể chần chừ, biến ta thành kẻ lười biếng.
- Ngoài ra, lười biếng cũng di truyền: Một số người bị mắc chứng thiếu hormone dopamine thể di truyền, họ không cảm nhận được niềm hạnh phúc khi đạt được thành công nên lâu dần, họ trở nên lười biếng.
- Biểu hiện:
- Trong học tập: Không chịu ôn luyện, không chịu học tập mà luôn tìm cách gian lận trong cái kì thi, kiểm tra
- Trong công việc: Không chịu tìm tòi, ỷ lại vào đồng nghiệp
- Trong công việc nhà: Không chịu lau dọn nhà cửa, nơi ở sạch sẽ
- Hậu quả của việc lười biếng:
- Công việc và học hành bị trì trệ, không thể tiến bộ.
- Mắc các tệ nạn xã hội, như trộm cắp, cướp giật do không đủ tiền tiêu xài.
- Thất bại trong công việc, không thể vươn lên, đánh mất cơ hội
- Gây nên những hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, trở thành gánh nặng cho đất nước.
- Liên hệ: Hiện nay, đại bộ phận thanh thiếu niên có cho mình một suy nghĩ tích cực, luôn chịu khó khám phá, tìm tòi. Nhưng còn số ít các bạn trẻ có lối sống lười biếng.
- Bài học và cách khắc phục sự lười biếng:
- Hãy lập một bản kế hoạch chi tiết, và thực hiện nó nghiêm túc
- Tìm cho mình người bạn đồng hành để cùng thực hiện
- Chăm chỉ sẽ giúp chúng ta vươn tới ước mơ của mình.
3. Kết bài
Khái quát chung