TOP 5 Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo SIÊU HAY, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn nghị luận xã hội thật hay.
Lòng biết ơn thầy cô là sự trân trọng, ghi nhớ công lao thầy cô đã không quản khó khăn, vất vả dạy dỗ chúng ta nên người. Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Lập dàn ý Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo
Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn thầy cô ngắn gọn
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
- Giải thích về lòng biết ơn: Lòng biết ơn là sự trân trọng, ghi nhớ công lao của người khác dành cho mình.
- Nêu lí do tại sao phải biết ơn thầy cô:
Vì thầy cô là người:
- Dạy dỗ, bảo ban chúng ta nên người
- Truyền đạt những kiến thức bổ ích.
- Luôn quan tâm, giúp đỡ để ta vững vàng hơn.
- Nêu một số cách để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô:
- Ngoan ngoãn, lễ phép, có thái độ, ứng xử đúng đắn.
- Tích cực rèn luyện trong học tập.
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo
1. Mở bài: Dẫn dắt về lòng biết ơn thầy cô (Ví dụ: trong cuộc sống ai cũng cần có lòng biết ơn)
2. Thân bài
- Giải thích lòng biết ơn thầy cô là gì?
- Biểu hiện của lòng biết ơn thầy cô
- Lấy tấm gương về lòng biết ơn thầy cô
- Người có lòng biết ơn thầy cô trong thực tế (1 tấm gương nhất định)
- Người có lòng biết ơn thầy cô sẽ như thế nào? (được mọi người yêu quí, kính trọng,..)
- Nếu mọi người có lòng biết ơn thầy cô xã hội sẽ như thế nào (ví dụ: văn minh xã hội đi lên, xã hội phát triển.
- Nếu người không có lòng biết ơn sẽ như thế nào?
3. Kết bài
Liên hệ bản thân (bản thân em đã có lòng biết ơn chưa? Em đã thực hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo như thế nào?)
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng biết ơn thầy cô giáo
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp.
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Giải thích
Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh.
Luận điểm 2: Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo
- Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ.
- Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được.
- Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo:
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô
- Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô
- Có thái độ yêu qúy, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình.
- Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại.
Luận điểm 3: Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?
- Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động:
- Nói lời cảm ơn thầy cô.
- Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô.
- Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô.
- Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, cả nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô.
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
- Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng.
- Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.
- Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ.
Lập dàn ý nghị luận về lòng biết ơn thầy cô
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
- Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
* Giải thích
- Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
- Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
- Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
* Nguồn gốc
- Một đạo lý đẹp của dân tộc hiếu học.
- Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
* Biểu hiện cụ thể:
- Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
- Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
* Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
- Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
- Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
* Định hướng
- Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
- Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
- Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.
c. Kết bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
- Liên hệ bản thân, định hướng hành động.
Dàn ý về lòng biết ơn thầy cô hay nhất
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Nêu vấn đề: Biết ơn thầy cô giáo là một thái độ, tình cảm trong sáng và cao đẹp.
II. Thân bài:
1. Giải thích
- Biết ơn thầy cô giáo là thái độ sống, tình cảm tốt đẹp, đó là thái độ trân trọng, nhớ ơn công lao dạy dỗ của thầy cô với học sinh.
2. Tại sao lại phải biết ơn thầy cô giáo
- Thầy cô giáo như những người cha, người mẹ thứ 2 của ta. Nếu như cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục thì thầy cô giáo cũng có công dạy dỗ, giáo dục ta, giúp ta trở thành một người hoàn thiện về cả nhân cách lẫn trí tuệ.
- Thầy cô giáo truyền dạy cho ta những kiến thức khoa học phong phú, bổ ích, mang lại cho ta những bài học đạo đức, đạo lí làm người sâu sắc. Công lao to lớn đó là không thể phủ nhận và chối bỏ được.
- Biểu hiện của người có lòng biết ơn thầy cô giáo:
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô
- Luôn chăm chỉ học tập, nghe lời thầy cô
- Có thái độ yêu quý, trân trọng những người thầy cô đã từng dạy mình.
- Những người biết quý trọng, biết ơn thầy cô giáo sẽ được mọi người xung quanh và thầy cô yêu quý, quý mến lại.
3. Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo?
- Lòng biết ơn với thầy cô giáo không chỉ được thể hiện qua lời nói mà còn được thể hiện qua hành động:
- Nói lời cảm ơn thầy cô.
- Tự có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt, không để phụ công dạy dỗ của thầy cô.
- Luôn có thái độ, hành động đúng đắn với thầy cô.
- Để ghi nhớ công ơn giáo dục to lớn của những người thầy, người cô đang công tác trên mọi miền đất nước, cả nước đã chọn ngày 20/11 làm ngày Nhà giáo Việt Nam – ngày để học sinh gửi những lời chúc, những món quà tri ân đến thầy cô.
4. Mở rộng vấn đề
- Phê phán những người vô ơn, có thái độ và hành động không đúng với thầy cô, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh, chửi thầy cô ngay trên bục giảng.
- Bên cạnh đó, phê phán những phụ huynh, học sinh lợi dụng ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Quan trọng hơn đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những đổ nát trong giáo dục.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Lòng biết ơn thầy cô là truyền thống của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.
- Liên hệ bản thân: Tự nhủ với bản thân sẽ luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức để không phụ công lao của thầy cô, cha mẹ.