Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về câu Học, học nữa, học mãi gồm 2 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng hoàn thiện bài văn Nghị luận về câu Học, học nữa, học mãi thật hay.
Học giúp ta tích lũy vốn kiến thức đa dạng, phong phú về mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Cho dù ở độ tuổi nào, hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng cần phải học tập, việc học cần phải được tiếp diễn và kéo dài mãi. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Lập dàn ý Nghị luận về câu Học, học nữa, học mãi
Dàn ý Nghị luận về câu Học, học nữa, học mãi
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi"
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề cần nghị luận:
- "Học" là gì?
- "Học nữa", "học mãi" là như thế nào?
=> Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học
- Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi"? (Ý nghĩa của việc học tập):
- Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống
- Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng
- Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội
- Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu
- Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức
- Sẽ ra sao nếu chúng ta không "Học, học nữa, học mãi"?
- Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội.
- Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu
- Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập.
- Làm thế nào để "Học, học nữa, học mãi"?
- Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô.
- Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở
- Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm
3. Kết bài
- Quan điểm của bản thân và rút ra bài học nhận thức
Dàn ý Nghị luận xã hội Học, học nữa, học mãi
I. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề: Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- “Học”: học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
- Học nữa”: tiếp tục học tập không ngừng.
- “Học mãi”: Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
→ Học tập là công việc rất cần thiết và diễn ra trong suốt cuộc đời.
2. Tại sao phải “Học, học nữa, học mãi”?
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
3. Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống…
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc….
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi…
4. Liên hệ:
- Không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ…
III. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: Đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.