Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên.
Tài liệu bao gồm 3 mẫu dàn ý, giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi tìm hiểu về câu tục ngữ trên. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
Dàn ý giải thích câu Không thầy đố mày làm nên - Mẫu 1
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu “Không thầy đố mày làm nên”.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa của câu “Không thầy đố mày làm nên”:
- “thầy” ý chỉ người thầy, cô giáo - những người dạy dỗ chúng ta
- “mày” ý chỉ học trò, “làm nên” có thể hiểu là đạt được mục tiêu, có được thành công.
=> Câu tục ngữ đã khẳng định tầm quan trọng của người giáo viên.
b. Vai trò của người thầy
- Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức và dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay.
- Không chỉ vậy, thầy cô còn giúp rèn luyện cho mỗi người nhân cách, đạo đức tốt đẹp. Cũng như định hướng cho chúng ta lựa chọn mục tiêu, ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu “Không thầy đố mày làm nên”.
Dàn ý giải thích câu Không thầy đố mày làm nên - Mẫu 2
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
II. Thân bài
1. Giải thích
- “thầy” ý chỉ thầy, cô giáo - những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người.
- “mày” ý chỉ người học trò
- “làm nên” ý chỉ làm nên việc, đạt được thành công trong học tập, công việc.
=> Câu tục ngữ khẳng định không có người thầy, cô giáo dạy dỗ, hướng dẫn và định hướng thì mỗi người không thể có được kiến thức, kĩ năng để áp dụng vào cuộc sống, hay lựa chọn được con đường đúng đắn cho bản thân.
2. Vì sao “Không thầy đố mày làm nên”?
- Thầy cô là những người truyền đạt, giảng dạy những kiến thức bổ ích: Từ những nét chữ, con số đầu tiên đến những trang văn, bài toán.
- Thầy cô còn giúp rèn luyện, giáo dục cho mỗi người nhân cách, đạo đức tốt đẹp và định hướng cho chúng ta lựa chọn mục tiêu, ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân.
=> Thầy cô có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người.
3. Trách nhiệm với thầy cô
- Kính trọng, yêu mến thầy cô giáo.
- Học tập, rèn luyện bản thân.
- Dịp lễ tri ân thầy cô: 20/11…
III. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
Dàn ý giải thích câu Không thầy đố mày làm nên - Mẫu 3
1. Mở bài
Dẫn dắt từ truyền thống tôn sư trọng đại đến câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
2. Thân bài
a. Giải thích
- “thầy”: là thầy, cô giáo - những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người.
- “đố”: nói khích người khác thử làm việc gì đó, với ngụ ý cho rằng người ấy không thể làm nổi
- “mày”: ý chỉ học trò,
- “làm nên”: là đạt được thành công hoặc trở thành những người có ích cho xã hội.
=> Nếu như không có người thầy định hướng đúng đắn, dạy dỗ và chỉ bảo cho ta từng bước đi thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội đạt được tới thành công
b. Mở rộng vấn đề
- Vai trò của người thầy:
- Cung cấp những tri thức, kĩ năng
- Giáo dục nhân cách, đạo đức
- Chia sẻ, động viên và giúp đỡ học trò khi gặp khó khăn.
- Định hướng mục tiêu, ước mơ cho học trò…
- Trách nhiệm của học sinh:
- Thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô.
- Cố gắng học tập và rèn luyện để xứng đáng với công ơn dạy dỗ của thầy cô…
- Một bộ phận nhỏ: sống vô ơn, có những hành vi và thái độ vô lễ với thầy cô…
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.