"Học, học nữa, học mãi" là một lời khuyên đúng đắn, giá trị. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu Học, học nữa, học mãi.
Tài liệu gồm 3 mẫu dàn ý, rất hữu ích dành cho học sinh lớp 7. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Dàn ý giải thích câu Học, học nữa, học mãi
Dàn ý giải thích câu Học, học nữa, học mãi - Mẫu 1
I. Mở bài
Dẫn dắt để trích dẫn câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.
II. Thân bài
1. Thế nào là “Học, học nữa, học mãi”?
- “Học” là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức để nâng cao kiến thức về mọi mặt.
- “Học nữa” là học thêm nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học.
- “Học mãi” là học không ngừng, học suốt đời.
2. Vì sao phải không ngừng học tập?
- Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn có kiến thức sâu rộng cần học tập, tích lũy thêm kiến thức.
- Tri thức của nhân loại là vô hạn, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.
- Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển không ngừng, không học tập sẽ trở nên lạc hậu so với mọi người.
3. Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lênin?
- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao.
- Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.
- Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
III. Kết bài
Một vĩ nhân đã từng nói: “Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối”. Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là hạnh phúc, niềm vui của đời mình.
Dàn ý giải thích câu Học, học nữa, học mãi - Mẫu 2
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin.
II. Thân bài
1. Giải thích
- “Học” hiểu đơn giản là việc tiếp nhận kiến thức được người khác truyền đạt, giảng dạy.
- “Học nữa” có nghĩa là tiếp tục học không ngừng nghỉ, còn “học mãi” tức là luôn học tập, ngay cả đến khi kết thúc cuộc đời.
- Lời khuyên của Lê-nin đã nhắc lại từ “học” tới ba lần kết hợp với các từ “nữa, mãi” nhằm nhấn mạnh vào mặt thời gian của việc học.
=> Lê-nin muốn khuyên nhủ con người rằng phải luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
2. Vì sao phải “không ngừng học tập”?
- Kiến thức là một đại dương mênh mông, mà những điều con người biết chỉ nhỏ như một giọt nước.
- Khoảng thời gian học tập ở trường lớp cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời nhất định.
- Việc luôn nỗ lực học tập, sẽ giúp con người hoàn thiện được bản thân, chạm đến mục tiêu đã đề ra.
3. Dẫn chứng và liên hệ bản thân
- Dẫn chứng: Thế giới (Thomas Edison, Albert Einstein hay Louis Pasteur), Việt Nam (Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Kí…)
- Liên hệ bản thân: tích cực học tập, rèn luyện để trau dồi kiến thức…
III. Kết bài
Khẳng định câu nói của Lê-nin có giá trị, ý nghĩa to lớn.
Dàn ý giải thích câu Học, học nữa, học mãi - Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin.
2. Thân bài
- Giải thích:
- Học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức.
- “Học nữa” tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ
- “Học mãi” tức là học đến hết cuộc đời.
=> Câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức.
- Tri thức xã hội là vô tận, nhưng kiến thức của con người chỉ là hữu hạn. Việc học tập sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết.
- Xã hội ngày càng phát triển sẽ có thêm nhiều kiến thức được khám phá, con người cần phải học tập để tránh lạc hậu.
- Dẫn chứng: Những bậc thiên tài như Newton, Einstein… vẫn cần phải học hỏi không ngừng.
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần học tập không ngừng, tránh xa lối sống ăn chơi đua đòi…
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu “Học, học nữa, học mãi”.