Dân số và gia tăng dân số - Soạn Địa 9

Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Soạn Địa 9 trang 10

Soạn Địa 9 Bài 2 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối bài Dân số và gia tăng dân số thuộc phần Địa lí dân cư.

Địa 9 bài 2 Dân số và gia tăng dân số được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.

Lý thuyết Địa 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

1. Số dân.

- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002).

- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.

2. Gia tăng dân số.

- Gia tăng dân số nhanh.

- Nguyên nhân: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao => vào cuối những năm 50 TK XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”.

- Hậu quả: gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…

- Biện pháp: Trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt chính sách dân số (kế hoạch hoá gia đình) nên tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Tuy nhiên, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khác nhau giữa các vùng:

  • Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
  • Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.

3. Cơ cấu dân số.

- Cơ cấu dân số trẻ.

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi: đang có sự thay đổi

  • Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
  • Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

  • Thấp ở các luồng xuất cư: đồng bằng sông Hồng.
  • Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước
  • Việt Nam là một quốc gia đông dân
  • Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm
  • Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em

Trả lời câu hỏi Địa lí 9 Bài 2

❓Quan sát hình 2.1 (SGK trang 7), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

Trả lời:

- Nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta :

  • Từ 1954 đến 2003, dân số nước ta tăng nhanh liên tục.
  • Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi qua từng giai đoạn: giai đoạn 1954 – 1960 dân số tăng rất nhanh là do có những tiến bộ về y tế, đời sống nhân dân được cải thiện làm cho tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm; giai đoạn 1976 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng vì : dân số nước ta đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

❓Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta?

Trả lời:

- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên.

  • Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.
  • Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước...).
  • Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

- Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

  • Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
  • Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.
  • Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

Giải bài tập SGK Địa lí 9 trang 10

Câu 1

Dựa vào hình 2.1 (SGK trang 7). Hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.

Gợi ý đáp án

- Số dân nước ta năm là 79,7 triệu người (Năm 2002)

- Tình hình gia tăng dân số :

  • Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục.
  • Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau qua các giai đoạn: dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960; gia đoạn 1970 - 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm, nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tuy vậy, mỗi năm dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.
  • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng: ở thành thị và các khu công nghiệp , tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi.

Câu 2

Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tảng dân số và thay dổi cơ cấu dân số nước ta.

Gợi ý đáp án

Gợi ý 1

- Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:

  • Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
  • Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.
  • Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

- Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta:

  • Dân số nước ta hướng đến cơ cấu dân số không còn trẻ hóa.
  • Có nguồn lao động dồi dào, nguồn bổ sung lao động lớn (nếu được đào tạo tốt thì đây là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước).
  • Tỉ trọng dân số nhóm tuổi 0-14 cao đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này.

Gợi ý 2

- Ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số?

Giảm tỉ lệ gia tăng dân số đã đem lại nhiều lợi ích cho con người và xã hội. Vậy nên sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số có ý nghĩa quan trọng đối với:

  • Nền kinh tế: Khi dân số có sự gia tăng ổn định thì giúp cho năng xuất lao động tăng lên, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người,... Vì nên kinh tế có chất lượng và phát triển mà con người trong đất nước đó không tăng nhanh thì đồng nghĩa với việc thu nhập bình quân đầu người cũng tăng.
  • Cải thiện đời sống nhân dân: Khi nền kinh tế phát triển hơn thì con người cũng được sống với mức sống cao hơn đi kèm với đó là những chất lượng về y tế, giáo dục được nâng lên. Hơn nữa gia đình không sinh nhiều con thì khả năng chăm sóc và nuôi dạy con cái sẽ tốt hơn. Với một đời sống thoải mái thì tuổi thọ người dân cũng tăng lên.
  • Cải thiện môi trường xung quanh: Khi dân trên một đất nước tăng chậm thì áp lực lên tài nguyên và môi trường cũng giảm vì mỗi con người sinh sống đều sẽ thải ra chất thải môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Vậy nên nhà nước luôn hướng đến tỷ lệ dân số ổn định để nhằm phát triển đất nước và con người ngày càng đi lên.

- Ý nghĩa của sự thay đổi cơ cấu dân số?

Việc thay đổi cơ cấu dân số cũng có tác động nhất định đến con người và xã hội như:

  • Cơ cấu dân số nước ta đang hướng đến cơ cấu dân số trung bình và không còn trẻ hoá. Nếu dân số được giữ ổn định ở mức trung bình thì các yếu tố về việc làm, văn hoá, y tế, giáo dục cũng được ổn định và chất lượng sống cũng tăng.
  • Còn khi cơ cấu dân số trẻ hoá với độ tuổi đang học tập thì nước ta cần phải chuẩn bị đầy đủ những yếu tố về giáo dục, y tế, văn hoá, việc làm cho thế hệ dân số trẻ hoá tăng. Và điều này sẽ rất khó khăn, làm giảm chất lượng sống của con người trong tương lai nếu không có phương án kịp thời.

Vậy nên sự bùng nổ dân số là điều mà nhà nước ta luôn kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh khiến cho chất lượng sống của người dân và nền kinh tế bị thụt lùi.

Câu 3

Dựa vào bảng số liệu 2.3 (trang 10 SGK)

Tỉ suất19791999
Tỉ suất sinh32,519,9
Tỉ suất tử7,25.6

- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979 - 1999.

Gợi ý đáp án

- Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số:

Công thức tính:

Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất Sinh – Tỉ suất Tử = %

- Năm 1979 = 32,5 – 7,2 = 25,3 %o = 2,53 %

- Năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3 %o = 1,43 %

- Vẽ biểu đồ:

 - Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% (Năm 1979) xuống còn 1,43% (năm 1999). Đây là kết quả lâu dài của quá trình nước ta thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế gia tăng dân số.

Câu hỏi tự học Địa lí 9 bài 2

Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á , tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với

A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.

C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.

D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Câu 3: Dân số nước ta năm 2002 là

A. 70 Triệu người

B. 74,5 triệu người

C. 79,7 triệu người

D. 81 triệu người

Câu 4: Dân số nước đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới (năm 2002)

A.12

B. 13

C. 14

D. 15

Câu 5: Dân số nước ta thuộc vào hàng các nước

A. Ít dân số trên thế giới

B. Trung bình dân số trên thế giới

C. Đông dân trên thế giới

D. Tăng chậm so với thế giới

Câu 6: Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng

A. 1 triệu người

B. 1,5 triệu người

C. 2 triệu người

D. 2,5 triệu người

Câu 7: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh

A. Tương đối thấp

B. Trung bình

C. Cao

D. Rất cao

Câu 8: Để giảm bớt tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cần phải thực hiện

A. Kế hoạch hóa gia đình

B. Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề dân số

C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

D. Cả A, B, C đúng

Câu 9: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta bắt đầu từ khi nào

A. Cuối những năm 40

B. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX

C. Cuối những năm 60

D. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX

Câu 10: Cho bảng số liệu

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979- 1999 (%)

Năm
Tỉ suất
19791999
Tỷ suất sinh32,519,9
Tỷ suất tử7,25,6

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là:

A. 2,5 và 1,4

B. 2,6 và 1,4

C. 2,5 và 1,5

D. 2,6 và 1,5

Liên kết tải về

pdf Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
doc Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Địa lí 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK