Dẫn chứng về thái độ sống tích cực tổng hợp những ví dụ, tấm gương tiêu biểu về lối sống suy nghĩ tích cực. Qua đó giúp bài văn nghị luận thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao. Chính vì thế việc đưa dẫn chứng rất cần thiết cho bài làm văn nghị luận.
Thái độ tích cực có vai trò vô cùng quan trọng, giúp chúng ta đối mặt với khó khăn, biến thách thức thành cơ hội. Nó mang lại niềm tin, sự lạc quan và giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách. Thái độ sống tích cực không chỉ tạo giá trị cho cá nhân mà còn đóng góp vào xã hội. Cần nhớ rằng thái độ tích cực không phải là ảo tưởng. Vậy sau đây là 7 dẫn chứng về thái độ sống tích cực mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài dẫn chứng về thái độ sống tích cực các bạn xem thêm dẫn chứng về lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Dẫn chứng về thái độ sống tích cực
Dẫn chứng mẫu 1
Nick James Vujicic là người truyền giáo Australia gốc Serbia. Anh bị hội chứng bẩm sinh tetra – amelia – một loại rối loạn di truyền hiếm gây ra trình trạng không có chân tay. Khi còn nhỏ, anh gặp phải muôn vàn trở ngại tâm lý, tình cảm và khó khăn trong cuộc sống, nhưng anh không hề gục ngã. Anh đã tự mình lập nên tổ chức phi chính phủ Life Without Limits (Cuộc sống không giới hạn). Từ đó, anh được mời đi diễn thuyết khắp thế giới về cuộc sống của người khuyết tật, với hy vọng và quá trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Anh cũng thường xuyên thuyết giảng về niềm tin vào Chúa, rằng Chúa đã cho anh sức mạnh để vượt qua khó khăn. Anh hiện là chủ tịch và CEO tổ chức quốc tế Life Without Limbs, Giám đốc công ty thái độ sống Attitude Is Altitude và là một diễn giả đầy lòng quả cảm, mà khi nhắc đến anh hàng triệu người phải ngã mũ kính phục
Dẫn chứng mẫu 2
Lê Thanh Thúy là cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
Dẫn chứng mẫu 3
Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng” vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig, khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn, chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông gõ chữ vào đó.Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư Toán học của Đại học Cambridge
Dẫn chứng mẫu 4
Mặc dù chưa bao giờ chạy cho đến khi ông ở cuối những năm 80 tuổi, Fauja Singh không chỉ tiếp tục thi đấu trong một số cuộc thi marathon - ông còn là người giữ kỷ lục thế giới trong độ tuổi của mình. Fauja Singh đã tham gia chạy marathon đầu tiên ở tuổi 89 và đã tham gia đủ chín giải cuộc đua marathon kể từ đó. Gần đây nhất, ông đã được trao tặng Huân chương Đế chế Anh danh giá cho những thành tích đã đạt được. Khi được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông nói "Hoạt động tích cực giống như một liều thuốc. Tôi không muốn từ bỏ loại thuốc đó."
Dẫn chứng mẫu 5
Ludwig van Beethoven (17/12/1770 - 26/3/1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Beethoven được khắp nơi công nhận là nhà soạn nhạc thiên tài, vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc và nhạc sĩ về sau. Năm 26 tuổi, Ludwig bắt đầu mất thính giác nhưng tình trạng này đã không ngăn cản ông sáng tác. Khi gần như không thể nghe nữa, ông đã viết bản sonate Ánh Trăng và khi điếc hoàn toàn, ông tiếp tục sáng tác một bản nhạc ngắn mang tên Fur Elise (thường xuất hiện trong các đồ chơi âm nhạc).Với Beethoven, "không có rào cản giữa người có tài năng và tình yêu đối với công việc".
Dẫn chứng mẫu 6
Chào đời ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia, Nick Vujicic dù là một đứa trẻ khỏe mạnh, nhưng không có tay và chân. Không ai có thể giải thích tại sao anh lại mắc hội chứng cực kỳ hiếm gặp này. Cuộc đời anh tưởng chừng bỏ đi nhưng anh đã chứng minh điều ngược lại. "Tôi không cần tay và chân, chỉ cần Chúa cho tôi một mục đích sống". Giờ đây, Nick đã trở thành một trong những diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng nhất, anh có một bằng kinh tế, kết hôn cùng cô gái xinh đẹp và có hai con. Anh viết sách, hát, chơi golf, lướt sóng. Anh đi khắp mọi nơi để chia sẻ câu chuyện về cuộc đời mình với mong muốn truyền cảm hứng tới những người trẻ và tới tất cả những ai đang có hoàn cảnh bất hạnh như anh đứng lên đi tìm lẽ sống của cuộc đời mình.
Dẫn chứng mẫu 7
Không may bị đột quỵ sau khi sinh con vào năm 2003, ở tuổi 30, Dawn Faizey Webster rơi vào tình trạng “khóa trong”. Đây là một hội chứng “khóa” con người trong bên trong thể, các chi hoàn toàn không thể cử động, ngoại trừ chuyển động đầu và mắt. Với sự trợ giúp của một chiếc laptop chuyên dụng, có khả năng đọc chuyển động của mắt, Dawn Faizey Webster đã vượt lên số phận, quyết tâm dành 3 tiếng mỗi ngày để điều khiển các nút bấm bằng đầu và nhập các chữ cái bằng mắt. Với nỗ lực đó, cô đã hoàn thành bằng đại học về lịch sử cổ đại và viết một cuốn tự truyện. Dawn Faizey Webster chia sẻ: “Khi có bằng đại học, tôi đã rất vui và tự hào về bản thân. Không có trở ngại nào ngăn cản tôi, chẳng hạn như bị viêm phổi hai lần và những căn bệnh nhẹ khác, tôi vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu của mình."