Dẫn chứng về sự cống hiến là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn cùng tham khảo. Việc đưa dẫn chứng sống cống hiến giúp bài viết thêm thuyết phục, hấp dẫn, không bị mơ hồ, lý thuyết suông và ghi điểm trọn vẹn trong phần làm văn nghị luận xã hội về cống hiến trong cuộc sống hay hơn.
Cống hiến là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả chúng ta đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Vậy sau đây là dẫn chứng sống cống hiến hay nhất mời các bạn theo dõi.
Dẫn chứng về sự cống hiến hay nhất
Dẫn chứng 1
GS Trần Đại Nghĩa – Tấm gương về nghị lực, nhân cách và sự cống hiến hết mình. Lịch sử dựng nước và giữ nước đã ghi nhận một truyền thống hết sức đặc thù của người Việt Nam về tính tự lực, tự cường làm ra binh khí để chống giặc ngoại xâm.
Dẫn chứng 2
Cô gái cống hiến hết mình cho Đoàn. Sinh ra trong gia đình đông anh em tại một vùng quê ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, với nghị lực vươn lên, nữ sinh này không chỉ có thành tích học tập xuất sắc mà còn là một đoàn viên ưu tú, năng nổ.
Đó là câu chuyện của đoàn viên Nguyễn Thị Thanh Bích, sinh viên Khoa Kinh doanh quốc tế, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường ĐH Kinh tế. Gần 7 năm gắn bó với màu áo xanh Thanh niên, Thanh Bích đã dành tuổi trẻ của mình để cống hiến cho công tác Đoàn – Hội.
Dẫn chứng 3
Nhà thơ vĩ đại Ấn Độ Tagore đã trăn trối:
“Ngày tử thần gõ cửa nhà anh
Anh sẽ có món chi làm tặng vật
Trước vị khách đến thăm tôi sẽ đặt
Cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng”.
Một câu chuyện ngắn, một bài ca dao, một câu tục ngữ và thậm chí ngay trong cả một ý thơ như đoạn thơ trên của Tagore càng mang ý nghĩa sâu sắc, mượn hình tượng về cái chết tức là tử thần, Tango đã viết “ngày tử thần gõ cửa nhà anh. Anh sẽ có một món chi làm tặng vật”. Đó chính là câu hỏi về cuộc sống, ý nghĩa của anh. Anh đã làm được gì, cống hiến được gì cho cuộc đời này trước khi chết và theo Tagore câu trả lời hay nhất trọn vẹn nhất, ý nghĩa và sâu sắc nhất chính là cái ly tràn đầy cuộc sống của tôi dâng – đó là ẩn dụ cho cuộc sống cống hiến vẹn toàn hết cho cuộc đời. Như vậy bằng cách đặt ra một tình huống về cuộc gặp với tử thần Tagore đã trình bày một quan niệm sống cao đẹp, sống cống hiến, sống hết mình với cuộc đời này để không có gì phải hối hận, có thể bình thản đón thần chết như chào đón một vị khách đến thăm.
Dẫn chứng 4
Ðược trui rèn và trưởng thành qua đấu tranh cách mạng, thực tế lãnh đạo, điều hành các cấp với nhiệt thành và nỗ lực không ngừng, đồng chí Phan Văn Khải đã có nhiều đóng góp lớn đối với sự nghiệp của Ðảng và dân tộc. Ðồng chí đã được trao giữ nhiều trọng trách lãnh đạo. Hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, dù ở cương vị nào, đồng chí luôn đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc và nhân dân lên hàng đầu.
Sinh ra trên mảnh đất Củ Chi - “Ðất thép thành đồng”, năm 1947, đồng chí bắt đầu tham gia cách mạng trên mảnh đất Gia Ðịnh, sau đó tập kết ra bắc và được đào tạo bài bản tại Ðại học Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va (Liên Xô trước đây). Thời kỳ đất nước bước vào Ðổi mới, với cương vị người đứng đầu, cùng với Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh, đồng chí Phan Văn Khải đã có suy nghĩ, tư duy hết sức sáng tạo, để kêu gọi thu hút đầu tư, đưa kinh tế TP Hồ Chí Minh phát triển, mở ra cơ hội đột phá trong hội nhập quốc tế.