Dẫn chứng về lòng dũng cảm trong cuộc sống tổng hợp những ví dụ, tấm gương tiêu biểu về lòng dũng cảm. Qua đó giúp bài văn nghị luận thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao. Chính vì thế việc đưa dẫn chứng rất cần thiết cho bài làm văn nghị luận.
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính đáng để mọi người học hỏi, giúp ta khẳng định được giá trị của bản thân. Thế nhưng trong cuộc sống, có một số người hễ gặp khó khăn là lùi bước, bỏ cuộc, hèn nhát. Vậy sau đây là 12 dẫn chứng lòng dũng cảm hay nhất mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh dẫn chứng về lòng dũng cảm các bạn xem thêm: dẫn chứng về tính trung thực, dẫn chứng về tình bạn, dẫn chứng về tính kỷ luật.
Dẫn chứng về lòng dũng cảm cực hay
Dẫn chứng 1
Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”
Dẫn chứng 2
Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.
Dẫn chứng 3
Như tấm gương chị Võ Thị Sáu, ngay cả khi đứng trước họng súng của quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát.
Dẫn chứng 4
Anh hùng La Văn Cầu luôn khao khát được tham gia giải phóng đất nước nên khi mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được gia nhập vào bộ đội. Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận đánh trong các cương vị chiến sĩ cũng như chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng các bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới mà quân đội ta đã mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
Dẫn chứng 5
Câu chuyện cảm động về em Nguyễn Văn Nam – chàng trai trẻ sinh năm 1995 đã cứu sống 5 em học sinh đang bị đuối nước vào ngày 30/4/2013. Tuy nhiên sau khi đã cứu sống em nhỏ thì Nam đã không may bị cuốn vào dòng nước dữ và rồi hy sinh. Thời điểm ấy Nam mới chỉ vừa tròn 18 tuổi – cái tuổi mà con người ta vẫn còn tràn đầy năng lượng ước mơ và những hoài bão to lớn về tương lai tươi đẹp ở phía trước.
Nhưng điều đáng ngợi ca hơn cả đó chính là tấm lòng dũng cảm thật đẹp đẽ nhưng cũng không kém phần bi thương của em. Trước đó Nam cũng đã từng 9 lần cứu người đuối nước dù vẫn còn đang trong độ tuổi THPT. Đây quả thực là một tấm gương cao đẹp và sáng người về lòng dũng cảm của con người. Để cứu người bị đuối nước, em đã không ngần ngại hy sinh chính bản thân mình, dũng cảm chiến đấu với dòng nước cuốn để có thể cứu người. Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm có của chàng trai trẻ, gia đình Nam đã nhận được thư chia buồn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Còn riêng với cá nhân Nam, em đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.
Dẫn chứng 6
Người dân dũng cảm tố cáo những việc làm sai trái của những người có chức có quyền.
Dẫn chứng 7
Anh hùng La Văn Cầu luôn khao khát được tham gia giải phóng đất nước nên khi mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được gia nhập vào bộ đội.
Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận đánh trong các cương vị chiến sĩ cũng như chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng các bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới mà quân đội ta đã mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
Dẫn chứng 8
Câu chuyện cảm động về em Nguyễn Văn Nam – chàng trai trẻ sinh năm 1995 đã cứu sống 5 em học sinh đang bị đuối nước vào ngày 30/4/2013. Tuy nhiên sau khi đã cứu sống em nhỏ thì Nam đã không may bị cuốn vào dòng nước dữ và rồi hy sinh.
Dẫn chứng 9
Chị La Thị Tám là một nữ anh hùng tiêu biểu, ngày ngày chị luôn đứng ở phía bên trái của ngã ba Đồng Lộc trên một quả đồi cao trong những lúc Mĩ cho máy bay ném bom để đém số lượng bom được thả xuống. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm cũng như cắm tiêu được 1205 quả bom.
Dẫn chứng 10
Những con người dũng cảm trong vụ chìm phà chấn động Chuyến phà gặp nạn vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành) trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân sống quanh đó.Đặc biệt là 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Lê Văn Lân (SN 1981), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (SN 1968, trú xã Tam Hải)
Dẫn chứng 11
Lê Văn Minh là bác sĩ "xịn" của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam. Gần 20 năm gắn bó với tàu SAR 411, bác sĩ Minh không nhớ nổi đã cứu sống bao nhiêu người. Chỉ biết cứ nhận lệnh là lên đường, bất chấp sóng to, gió lớn, bất chấp hiểm nguy.
Dẫn chứng 12
Khi đang trên đường đi ship hàng thì anh Nguyễn Đăng Văn (30 tuổi, quê Bắc Ninh, làm nghề shipper) nhận được tin nhắn của anh trai, báo nhà người thân (ở tầng 4, tòa chung cư mini) bị cháy. Nhận tin báo, anh Văn chạy xe tới thẳng hiện trường, lao vào ngôi nhà đang bốc lửa khói để cứu người thân và cứu thêm được một số nạn nhân. Hành động dũng cảm của anh đã khiến nhiều người không khỏi cảm động.