Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2: Cung cầu trong nền kinh tế thị trường Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 11→15.
Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 2 trang 11, 12, 13, 14, 15 giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Kinh tế và pháp luật 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
Khám phá Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2
1. Cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
(1) - Nhận xét: Mọi năm, cửa hàng nhà bác B cung ứng ra thị trường khoảng 1000 chiếc bánh vào dịp rằm Trung thu. Tuy nhiên, năm nay, do chịu tác động của nhiều nhân tố, lượng cung bánh giảm xuống, thấp hơn so với trung bình các năm trước đó.
(2) - Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung bánh trung thu cho thị trường của cửa hàng nhà bác B là:
+ Giá nhân công, nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng khiến giá thành của bánh tăng.
+ Trên thị trường xuất hiện những loại bánh trung thu ngoại, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có giá rẻ.
+ Tâm lí lo ngại không bán hết bánh trong ngày rằm trung thu của gia đình bác B.
- Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung thịt lợn cho thị trường nước ta năm 2022 là:
+ Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao.
+ Giá bán thịt lợn trên thị trường tăng.
+ Chính sách cắt giảm thịt lợn nhập khẩu của nhà nước.
(3) - Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa là: chính sách thuế; trình độ công nghệ sản xuất; giá thành và chất lượng sản phẩm; số lượng người tham gia cung ứng sản phẩm…
2. Cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
(1) - Nhận xét:
+ Nhu cầu tiêu dùng bánh trung thu của người dân ngày càng đa dạng, bên cạnh chất lượng bánh, người tiêu dùng còn chú trọng đến hình thức, mẫu mã của bánh.
+ Nhu cầu tiêu dùng bánh trong những ngày sát tết trung thu tăng cao hơn so với thời điểm trước đó, vì người tiêu dùng có tâm lí: mong muốn các cửa hàng giảm giá thành sản phẩm.
(2) - Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua bánh trung thu:
+ Chất lượng, mẫu mã, giá cả của bánh trung thu.
+ Thu nhập của người tiêu dùng.
+ Tâm lí, kì vọng và sự dự đoán của người tiêu dùng.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua thịt lợn:
+ Giá cả của thịt lợn.
+ Giá cả của các sản phẩm thay thế, như: cá, thịt gà, trứng,…
(3) - Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa trên thị trường là:
+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;
+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;
+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;
+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ...
3. Mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu
a. Mối quan hệ cung - cầu
Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp trường hợp kinh doanh của tiệm bánh nhà bác B và thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
- Trên thị trường bánh trung thu:
+ Cầu tác động đến cung: thể hiện ở việc nhu cầu, thị hiếu, sở thích, thu nhập của khách hàng là căn cứ để người sản xuất xác định nên sản xuất loại bánh nào, số lượng bao nhiêu.
+ Cung cũng tác động đến cầu: cung đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách hàng, đồng thời còn đưa ra những sản phẩm mới hướng dẫn, kích thích cầu.
- Trên thị trường thịt lợn:
+ Nguồn cung thịt lợn gặp khó khăn do dịch bệnh nên không đáp ứng được nhu cầu trên thị trường.
+ Nhu cầu về thịt lợn ở nước ta luôn lớn nên tác động đến cung, khiến Chính phủ đặc biệt quan tâm thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn để tăng cung nhằm ổn định thị trường.
b. Vai trò của quan hệ cung - cầu
Câu hỏi: Em hãy đọc tiếp trường hợp kinh doanh của tiệm bánh nhà bác B và thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Gợi ý đáp án
(1) - Quan hệ cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
+ Khi cung nhỏ hơn cầu => giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.
+ Khi cung lớn hơn cầu => giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.
+ Khi cung bằng cầu => giá cả hàng hóa, dịch vụ ở mức ổn định.
(2) - Quan hệ cung - cầu là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh:
+ Khi cung lớn hơn cầu => giá giảm => thu hẹp sản xuất;
+ Khi cung nhỏ hơn cầu => giá tăng => mở rộng sản xuất.
- Quan hệ cung cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp:
+ Khi cung lớn hơn cầu => giá giảm => nhu cầu tiêu dùng, mua sản phẩm sẽ tăng.
+ Khi cung nhỏ hơn cầu => giá cả tăng => nhu cầu tiêu dùng, mua sản phẩm giảm hoặc có thể chuyển sang mua các sản phẩm thay thế với giá cả rẻ hơn.
- Quan hệ cung - cầu giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung - cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2
Câu hỏi 1
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Giải thích vì sao.
a. Mọi nhu cầu tiêu dùng của người dân đều được coi là cầu.
b. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế đều được coi là cung.
c. Giá điện tăng làm ảnh hưởng đến lượng cầu về các sản phẩm sử dụng điện.
d. Chính phủ tăng lương cho những người làm việc trong các cơ quan nhà nước sẽ góp phần làm tăng cầu.
Gợi ý đáp án
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.
- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: việc ứng dụng các công nghệ tiến b, hiện đại… khiến cho quá trình sản xuất được tối ưu hóa, nâng cao năng suất, từ đó tạo ra được sản phẩm với số lượng nhiều hơn, có chất lượng cao hơn và khiến cho lượng cung hàng hóa trên thị trường tăng lên.
- Ý kiến c. Đồng tình, vì: khi dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ tăng lên; ngược lại, khi quy mô dân số giảm, nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ cũng giảm xuống.
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì:
+ Khi một sản phẩm hàng hóa đáp ứng được các đòi hỏi về sở thích, tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng => người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi trả, mua hàng hóa đó => cầu hàng hóa sẽ tăng lên.
+ Ngược lại, khi sản phẩm không đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng => người tiêu dùng sẽ chuyển sang lựa chọn sản phẩm khác => cầu hàng hóa giảm xuống.
- Ý kiến e. Đồng tình, vì: nếu chi phí của các yếu tố đầu vào sản xuất (như: tiền công, giá nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí mặt bằng,…) giảm, thì chi phí sản xuất hàng hóa giảm => hoạt động sản xuất có lãi (do giá bán sản phẩm không đổi) => nhà sản xuất sẽ mở rộng quy mô, sản xuất nhiều hơn.
Câu hỏi 2
Em hãy phân tích quan hệ cung - cầu trong các trường hợp dưới đây và cho biết quan hệ này đã tác động thế nào đến việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế.
a. Những ngày giáp Tết năm ngoái, giá các loại rau tăng rất mạnh. Năm nay, bà G dự định sẽ trồng thật nhiều rau để đến gần Tết mới đem ra chợ bán.
b. Giá ga tăng cao khiến một số người chuyển từ sử dụng bếp ga sang bếp từ.
c. Hợp tác xã M tăng cường thử nghiệm trồng rau trái vụ cung ứng cho thị trường.
d. Cơn bão số 5 gây ra thiệt hại lớn đến hoa màu, nhiều cánh đồng rau bị dập nát và ngập sâu trong nước.
Câu hỏi 3
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong các trường hợp dưới đây:
a. Việc nuôi cá đang ổn định nhưng thấy nhà hàng xóm nuôi ba ba bán cho các nhà hàng đặc sản ngoài phố có thu nhập tốt hơn, chị N có ý định chuyển hướng sang nuôi ba ba.
Dựa trên sự phân tích cung - cầu về ba ba, em hãy đưa ra lời khuyên cho chị N.
b. Sắp đến tháng khuyến mại siêu giảm giá các loại hàng hoá, M cho rằng người bán giảm giá để kích cầu tiêu dùng nên mình cần tận dụng cơ hội mua thật nhiều thứ.
Dựa vào quan hệ cung - cầu, em hãy phân tích cơ sở của chính sách khuyến mại để đưa ra lời khuyên giúp bạn M mua sắm cho hợp lí.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2
Câu hỏi: Em hãy viết bài kể về một trải nghiệm đã phân tích quan hệ cung - cầu để đưa ra quyết định mua sắm một hàng hoá và rút ra bài học đối với bản thân.