Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 2: Quy trình trồng trọt sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 11→20.
Giải bài tập SGK Công nghệ 7 bài 2 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về quy trình trồng trọt. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 7 bài 2 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Công nghệ 7 Bài 2: Quy trình trồng trọt
1. Giới thiệu chung về quy trình trồng trọt
CH. Quan sát hình 2.2 và cho biết quy trình trồng trọt gồm những bước nào?
Quy trình trồng trọt gồm các bước:
- Làm đất, bón lót
- Gieo trồng
- Chăm sóc: tỉa, dặm cây; làm cỏ, vun xới; bón thúc; tưới, tiêu nước; phòng trừ sâu bệnh hại
- Thu hoạch
2. Các bước trong quy trình trồng trọt
2.1. Làm đất, bón lót
CH. Vì sao làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng?
LT. 1. Hãy nhận xét sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3
2. Có thể sử dụng những công cụ nào để làm đất?
VD. Hãy đưa ra biện pháp làm đất phù hợp cho một số cây trồng phổ biến ở địa phương em?
CH. Làm đất trước khi gieo trồng lại có lợi cho cây trồng vì: giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
LT. 1. Sự thay đổi hình dạng của đất trong Hình 2.3:
Hình 2.3a: Cày đất làm xáo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20 - 30 cm -> chôn lấp cỏ dại, tạo rãnh đất dài màu mỡ.
Hình 2.3b: Bừa và đập đất -> làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng
Hình 2.3c: Lên luống -> chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
2. Các công cụ có thể sử dụng để làm đất: cài cuốc, liềm, bừa, máy cày, búa đập, xẻng,..
VD. Biện pháp làm đất phù hợp cho một số cây trồng phổ biến ở địa phương em: su hào, bắp cải, ngô, khoai, rau, đỗ..
2.2. Gieo trồng
Thời vụ gieo trồng
CH. 1. Thời vụ gieo trồng là gì?
2. Gieo trồng đúng thời vụ có lợi ích gì?
VD. 1. Địa phương em có những thời vụ gieo trồng nào?
2. Hãy kể tên một số loại cây trồng được gieo trồng vào thời vụ đó.
CH.
1. Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng.
2. Gieo trồng đúng thời vụ đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, tránh được các rủi ro về thời tiết, sâu bệnh.
VD.
1. Địa phương em có những thời vụ gieo trồng:
- Vụ xuân hè
- Vụ hè thu
- Vụ đông xuân
2. Một số loại cây ăn quả được trồng vào thời vụ đó:
- Vụ xuân hè: lúa, rau, đậu (đỗ), cây cà chua, dưa chuột, bầu mướp bí, cây sấu, cây hồng bì, cây xoài...
- Vụ hè thu: cây ổi, cây vải, cây nhãn, cây bưởi, cải bắp, cà rốt, cải chip...
- Vụ đông xuân: su hào, củ cải, súp lơ xanh, xà lách, các loại rau thơm, đu đủ, dưa hấu..
Phương thức gieo trồng
LT. Trong hình 2.5 có những phương thức gieo trồng nào?
VD. Em hãy chọn lựa phương thức gieo trồng cho các loại cây sau đây: lúa, mía, ngô, sắn, cam, đậu (đỗ)
LT. Trong hình 2.5 có những phương thức gieo trồng:
- Hình 2.5a: trồng bằng, bằng củ
- Hình 2.5b: Gieo hạt
- Hình 2.5c + 2.5d: Gieo bằng cây non.
VD. Phương thức gieo trồng phù hợp cho các loại cây:
- Cây lúa, ngô, đậu (đỗ) trồng bằng gieo hạt.
- Cây mía, sắn trồng bằng hom, củ.
- Cây cam trồng bằng hạt hoặc cây con.
2.3. Chăm sóc
Tỉa, dặm cây
CH. Em hãy lựa chọn hoạt động thích hợp với tình trạng cây trồng theo mẫu Bảng 2.1
Tình trạng cây trồng | Tỉa cây | Dặm cây |
Cây yếu, bị sâu bệnh | ||
Cây bị chết, không mọc | ||
Cây mọc quá dày |
Làm cỏ, vun xơi
CH. Quan sát Hình 2.6 và mô tả công việc làm cỏ (a), vun xới (b).
LT. Em hãy hoàn thành Bảng 2.2 bằng cách lựa chọn lợi ích của việc làm cỏ và vun xới sao cho phù hợp.
CH .
- Hình 2.6a: Làm cỏ: nhổ bỏ các cây cỏ dại, diệt cỏ dại mọc xen với cây trồng.
- Hình 2.6b: Vun xới: thêm đất vào gốc cây, cuốc đất, làm cho đất tơi xốp.
LT .
Lợi ích | Làm cỏ | Vun xới |
Diệt cỏ mọc xen với cây trồng | x | |
Cung cấp oxygen và tăng cường dinh dưỡng trong đất. | x | |
Tạo khoảng trống không cho cây trồng phát triển | x | |
Làm cho đất tơi xốp | x | |
Giảm sâu bệnh | x | |
Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. | x |