Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 13: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thuỷ sản sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 72→74.
Giải bài tập SGK Công nghệ 7 Bài 13 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về cách bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thuỷ sản ở nước ta. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân.
Công nghệ 7 Bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thuỷ sản
1. Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản
Câu hỏi trang 72
Vì sao cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
Gợi ý đáp án
Cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản vì: môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loại thủy sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.
Câu hỏi trang 72
Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.
Gợi ý đáp án
Một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:
- Xử lí các nguồn nước thải: đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thủy vực (ao, hồ, sông, biển, …).
- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản
+ Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho động vật thuỷ sản
+ Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.
+ Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.
+ Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoả nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.
+ Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải
+ Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.
Luyện tập trang 73
Em hãy phân loại các biện pháp xử lí môi trường nước theo mẫu Bảng 14.1.
Gợi ý đáp án
Biện pháp | Phương pháp | ||
Cơ học | Sinh học | Hóa học | |
Sử dụng ao lắng | √ | ||
Sử dụng chế phẩm sinh học | √ | ||
Lọc sinh học | √ | ||
Sử dụng thực vật thủy sinh | √ | ||
Sử dụng chlorine | √ |
2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Câu hỏi trang 73
1. Nguồn lợi thủy sản là gì? Vì sao cần bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
2. Các khu vực nào cần được bảo vệ?
Gợi ý đáp án
1. Nguồn lợi thủy sản là: bao gồm tất cả sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí. Cần bảo vệ nguồn lợi thủy sản vì nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm do khai thác thủy sản quá mức, sử dụng ngư cụ cấm, khai thác thủy sản mang tính hủy diệt (mìn, kích điện), xả thải gây ô nhiễm môi trường sống của các loại thủy sản, chặn đường di cư của các loại thủy sản.
2. Các khu vực cần được bảo vệ bao gồm: nơi tập trung các loài thủy sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thủy sản.
Luyện tập trang 73
Em hãy nêu tên các khu vực cần được bảo vệ trong Hình 14.3.
Gợi ý đáp án
Quan sát Hình 14.3, ta thấy:
Hình 14.3a: Sông, suối
Hình 14.3b: Sâu trong lòng đại dương
Hình 14.3c: Bãi biển: khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ) của rùa.
Hình 14.3d: Biển, sông, suối: đường di cư của các loài thủy sản.
Câu hỏi trang 73
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản cần thực hiện những biện pháp nào?
Gợi ý đáp án
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần thực hiện những biện pháp:
- Khai thác thuỷ sản hợp lí.
- Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.
- Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn đề cá vượt đập thuỷ điện.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên
- Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn nội địa.
Luyện tập trang 74
Quan sát Hình 14.5 và cho biết:
- Hoạt động nào gây suy giảm nguồn lợi thủy sản?
- Hoạt động nào bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
Gợi ý đáp án
Quan sát Hình 14.5, ta nhận thấy:
- Hoạt động gây suy giảm nguồn lợi thủy sản:
+ Hình c: Nổ mìn để săn bắt thủy sản;
+ Hình e: Săn bắt động vật thủy sản bằng điện.
- Hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
+ Hình a: Thả bổ sung cá giống vào môi trường tự nhiên;
+ Hình b: Xây dựng đường dẫn để cá vượt đập thủy điện
+ Hình d: Trồng san hô;
+ Hình g: Trồng rừng ngập mặn.