Giải Công nghệ 6 Bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp lại toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng xem gợi ý trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 22, 23, 24, 25.
Qua đó, giúp các em nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, giá trị dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe của con người để học tốt Bài 4 Chương II: Bảo quản và chế biến thực phẩm. Vậy mời các em cùng tải miễn phí về tham khảo:
Công nghệ lớp 6 bài 4: Thực phẩm và dinh dưỡng
Phần mở đầu
Làm thế nào để có được cơ thể cân đối, khoẻ mạnh? Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Trả lời:
Để cơ thể cân đối khoẻ mạnh, chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục đều đặn, ngủ đúng giờ.
I. Một số nhóm thực phẩm chín
Khám phá
Kể tên một số loại thực phẩm mà em biết. Hãy thử phân loại các thực phẩm đó thành các nhóm thực phẩm và đặt tên cho từng nhóm.
Trả lời:
Những thực phẩm mà em biết
- Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ: bánh mì, khoai tây, cơm, bún, rau xanh, trái cây
- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: thịt nạc, tôm, trứng, cá, sữa, các loại hạt như hạt điều.
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo: dầu thực vật, bơ, mỡ động vật.
Luyện tập
Sắp xếp các thực phẩm trong hình 4.2 vào các nhóm sau: Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ, nhóm thực phẩm giàu chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo
Trả lời:
Sắp xếp hình ảnh:
- Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất xơ: ngô (d), gạo tẻ (h), rau bắp cải (g), mật ong (c)
- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm: tôm (a), thịt bò (b),
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ lợn (i), bơ (e)
II. Ăn uống khoa học
Luyện tập
Trong ba bữa sau, bữa nào đảm bảo tiêu chí của bữa ăn hợp lí nhất? Vì sao?
Trả lời:
Theo em bữa ăn số 3 đảm bảo tiêu chí của bữa ăn hợp lí nhất. Vì bữa ăn số 1 chỉ có các loại rau xanh, bữa ăn số 2 quá nhiều chất đạm mà thiếu rau xanh. Bữa ăn số 3 kết hợp đa dạng các loại thực phẩm gồm cả chất xơ, chất đạm, tinh bột
Khám phá
Theo em, việc xem chương trình truyền hình trong bữa ăn sẽ có tác hại gì?Trả lời:
- Xem truyền hình trong khi ăn sẽ không tập trung cho hoạt động ăn khiến cho mọi người không tập trung vào nhai và nuốt, sẽ không cảm nhận được mùi vị của thức ăn và chất dinh dưỡng không thể hấp thụ.
- Không những vậy, nếu xem tivi trong bữa ăn sẽ không tạo được bầu không khí thân mật, vui vẻ giữa mọi người.
Vận dụng
1. Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình?
2. Đề xuất một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình của mình
Trả lời:
1. Gia đình em thường sử dụng các thực phẩm trong một tuần: gạo tẻ, bún, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, rau xanh, trái cây, sữa tươi. Việc sử dụng thực phẩm của gia đình em đã cân đối các chất dinh dưỡng, đảm bảo sức khoẻ.
2. Một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình:
- Ăn đúng bữa, gồm ba bữa chính là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
- Ăn đúng cách, không xem ti vi trong bữa ăn, tạo bầu không khí thoải mái và vui vẻ trong bữa ăn.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, lựa chọn thực phẩm sạch và chế biến cẩn thận, đúng cách.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
Lý thuyết Thực phẩm và dinh dưỡng
I. Một số nhóm thực phẩm chính
Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp con người phát triển cân đối và khỏe mạnh.
1. Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đường và chất xơ.
- Chất tinh bột, chất đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
- Chất xơ hỗ trợ cho tiêu hóa.
2. Nhóm thực phẩm giàu chất đạm
- Là thành phần dinh dưỡng để cấu trúc cơ thể
- Giúp cơ thể phát triển tốt.
3. Nhóm thực phẩm giàu chất béo
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ để bảo vệ cơ thể
- Giúp chuyển hóa một số loại vitamin.
4. Nhóm thực phẩm giàu vitamin
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Chuyển hóa các chất giúp cơ thể khỏe mạnh.
5. Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng
- Giúp cho sự phát triển của xương.
- Giúp cho hoạt động cảu cơ bắp
- Giúp cấu tạo hồng cầu
II. Ăn uống khoa học
1. Bữa ăn hợp lí
- Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết.
- Kết hợp các loại thực phẩm theo tỉ lệ thích hợp.
- Cung cấp vừa đủ nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.
2. Thói quen ăn uống khoa học
- Ăn đúng bữa:
- Mỗi ngày cần ăn ba bữa chính.
- Các bữa ăn cách nhau khoảng 4 – 5 giờ.
- Đảm bảo tiêu hóa thức ăn và cung cấp năng lượng cho các hoạt động.
- Giúp cơ thể có sức khỏe tốt.
- Ăn đúng cách:
- Tập trung nhai kĩ,
- Cảm nhận hương vị món ăn
- Tạo bầu không khí thân mật, vui vẻ.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Lựa chọn cẩn thận.
- Bảo quản đúng cách
- Chế biến cẩn thận và đúng cách.
- Uống đủ nước:
- Nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người.
- Nhu cầu tối thiểu mỗi ngày: 1,5 – 2 lít nước.
- Nước được cung cấp qua: nước uống, sữa, nước trong các món ăn, …