Chính sách tinh giản biên chế từ 20/7/2023

Chính sách tinh giản biên chế 2023

Ngày 03/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2023.

Việc tinh giản biên chế dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế. Vậy dưới đây là là toàn bộ điểm mới về chính sách tinh giản biên chế từ 20/07/2023 mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đối tượng tinh giản biên chế.

1. Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế

1.1 Bổ sung đối tượng tinh giản biên chế

Đối tượng thực hiện tinh giản biên chế được quy định tại Điều 2 Nghị định 29. Trong đó, so với quy định cũ tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thì đối tượng tinh giản biên chế đã có sự thay đổi.

Cụ thể, thay vì tách các đối tượng thành 07 đối tượng hưởng chế độ tinh giản biên chế, Nghị định 29 chỉ quy hoạch lại còn 03 đối tượng hưởng chính sách tinh giản biên chế tư 20/7/2023 như sau:

STT

Nghị định 108/2014/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung

(quy định cũ)

Nghị định 29/2023/NĐ-CP

(quy định mới)

1

Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan Nhà nước thuộc một trong các trường hợp sau đây:

=>> Gộp chung người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn vào các trường hợp dôi dư tại đây

1.1

Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự

Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ

=>> gọi chung “chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự” của đơn vị sự nghiệp công lập thành “cơ chế tự chủ”

1.2

Không quy định

Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền

1.3

Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác

Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

=>> Bổ sung thêm trường hợp in xanh so với quy định cũ

1.4

Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

=>> như quy định cũ

1.5

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;

=>> gộp chung đố tượng cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp này và bổ sung thêm thời điểm xét tinh giản biên chế là trong năm xét tinh giản biên chế.

1.6

Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau hoặc năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

=>> Bỏ yêu cầu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và bổ sung thời điểm xét tinh giản biên chế là trong năm xét tinh giản biên chế

1.7

Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

=>> Bổ sung trường hợp cán bộ, công chức, viên chức sắp xếp tổ chức đơn vị hành chính, tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý

1.8

Không quy định

Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

1.9

Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý

Không quy định

1.10

Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự

=>> Đã gộp vào đối tượng 1 ở trên

1.11

Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại

Không quy định

1.12

Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.

Không quy định

1.13

Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Không quy định

1.14

Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

Không quy định

2

Không quy định

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

3

Không quy định

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Trong đó, các đối tượng 1.11, 1.12, 1.13, 1.14 không thuộc đối tượng bị tinh giản biên chế nhưng cũng áp dụng các chính sách tinh giản biên chế của Nghị định này theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.

Lưu ý: Chữ màu xanh là bổ sung mới, chữ màu đỏ, gạch chân là quy định đã bị bãi bỏ.

Như vậy, có thể thấy, so với quy định cũ, các đối tượng của Nghị định 29/2023/NĐ-CP đã được quy hoạch lại một cách dễ hiểu, cụ thể hơn.

1.2 Có nhiều đối tượng không còn tinh giản biên chế

Bên cạnh việc sửa đối tượng tinh giản biên chế từ 20/7/2023, Nghị định 29/2023/NĐ-CP còn bổ sung quy định về các đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế tại ĐIều 4 Nghị định 29. Cụ thể:

- Người đang mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trừ trường hợp tự nguyện tinh giản biên chế.

- Người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

2. Chính sách tinh giản biên chế từ 20/7/2023

Các chính sách tinh giản biên chế từ 20/7/2023 được quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP như sau:

2.1 Thêm đối tượng được hưởng chính sách về hưu trước tuổi

STT

Đối tượng

Thời gian đóng BHXH

Chế độ hưởng

1

Có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, trong đó:

- 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc

- Đủ 15 năm làm ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn gồm cả thời gian làm ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên trước 01/01/2021

- Chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc, từ năm thứ 21 trở đi mỗi năm đóng BHXH được trợ cấp ½ tháng tiền lương.

2

Có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên

- Chế độ hưu trí.

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu.

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH bắt buộc. Từ năm 21 trở đi, cứ mỗi năm đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp ½ tháng lương.

3

Có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, trong đó:

- Đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm cả nơi có phụ cấp khu vực hệ số0,7 trở lên trước 01/01/2021.

- Chế độ hưu trí.

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do về hưu trước tuổi.

4

Có tuổi tối thiểu thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.

Riêng cán bộ, công chức cấp xã có từ đủ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên

- Chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

5

Nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Có đủ 15 - dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc

- Chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu

- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

6

Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên

- Chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu

- Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

- Trợ cấp 05 tháng tièn lương bình quân cho 20 năm đầu công tác có đóng BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp ½ tháng tiền lương.

7

Nữ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Có đủ 15 - dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc

- Chế độ hưu trí

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu

- Trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân

- Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi

2.2 Chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước

Khi thuộc đối tượng chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước thì sẽ được hưởng chế độ, chính sách sau đây:

- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.

- Trợ cấp ½ tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc.

Lưu ý: Không áp dụng chính sách này với các đối tượng sau đây:

- Đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đã chuyển sang tự bảo đảm chi thường xuyên/tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư/doanh nghiệp/cổ phần hoá vẫn được giữ lại làm việc.

- Có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất, có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên trong đó:

  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm, hoặc;
  • Có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn có cả thời gina làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường, có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.

2.3 Chính sách thôi việc

Chế độ tinh giản biên chế từ 20/7/2023 là chính sách thôi việc ngay và chính sách thôi việc sau khi đi học nghề. Cụ thể như sau:

Thôi việc ngay

- Đối tượng: Người thuộc đối tượng tinh giản biên chế, tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu thấp nhất và không đủ điều kiện hưởng chính sách về hưu trước tuổi thì được thôi việc ngay.

- Chính sách: Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc; trợ cấp 1,5 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc.

Thôi việc sau khi đi học nghề

- Đối tượng: Có tuổi dưới 45, sức khoẻ tốt, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo không phù hợp công việc đang làm, có nguyện vọng thôi việc.

- Chính sách:

  • Tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi thôi việc, tự tìm việc mới và hưởng nguyên lương hiện hưởng, được đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian học nghề trong tối đa 06 tháng.
  • Trợ cấp kinh phí học nghề bằng chi phí khoá học tối đa 06 tháng lương hiện hưởng.
  • Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm sau khi kết thúc học nghề.
  • Trợ cấp ½ tháng lương bình quân cho mỗi năm công tác có đóng BHXH.
  • Được tính công tác liên tục nhưng không tính thâm niên công tác để nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK