Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Cảm nhận tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông qua Cửu Long Giang ta ơi.
Nội dung bao gồm 4 đoạn văn mẫu sau đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Đề bài: Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước thể hiện trong bài thơ Cửu Long Giang ta ơi.
Cảm nhận tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông qua Cửu Long Giang ta ơi
Cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông - Mẫu 1
Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” đã thể hiện được tình yêu của Nguyên Hồng dành cho con sông Mê Kông vô cùng sâu đậm, tha thiết. Theo thời gian, tình yêu cứ lớn dần lên. Từ lúc còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến khi đã trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Dòng sông Mê Kông được biết đến qua bài giảng của thầy giáo. Nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Vẻ đẹp của dòng sông được tác giả khắc họa thật sinh động với sự hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông còn được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Có thể thấy, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa thật thú vị. Tôi còn cảm nhận được dòng sông mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ. Một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Hình ảnh thơ thật giàu sức gợi hình, gợi cảm. Như vậy, tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu đất nước của tác giả giống như mạch ngầm, thấm vào máu thịt theo thời gian.
Cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông - Mẫu 2
Khi đọc bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi”, tôi đã cảm nhận được tình yêu của tác giả dành cho dòng sông Mê Kông của Nguyên Hồng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành đã dành cho dòng sông quê hương tình cảm yêu mến sâu đậm, thắm thiết. Tình yêu đó cũng giống như một mạch ngầm ngấm dần vào máu thịt. Qua lời giảng của người thầy giáo vĩ đại, từ nơi bản đồ kì diệu, nhân vật trữ tình đã bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Tác giả còn khắc họa hình ảnh sông Mê Kông thật sống động, hùng vĩ làm sao. Dòng sông cũng được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Đặc biệt nhất phải kể đến hình ảnh so sánh sông Mê Kông như một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng” giàu sức gợi hình, gợi cảm. Từ đó, tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của dòng sông Mê Kông với mảnh đất quê hương, đất nước. Tình cảm của Nguyên Hồng bộc lộ một cách chân thành, thắm thiết và đầy xúc động.
Cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông - Mẫu 3
Đến với “Cửu Long Giang ta ơi”, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của tác giả dành cho con sông Mê Kông vô cùng tha thiết, say đắm. Tình yêu đó lớn dần theo thời gian, năm tháng. Từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Dòng sông Mê Kông đến với cậu trong lớp học. Từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Dòng sông còn mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ. Một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu đất nước của tác giả giống như mạch ngầm, thấm vào máu thịt theo thời gian.
Cảm nhận về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông - Mẫu 4
Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng đã gửi gắm tình yêu dành cho con Mê Kông vô cùng tha thiết, say đắm. Bắt đầu từ khi còn là một đứa trẻ mười tuổi vẫn còn đi học đến lúc trưởng thành hòa nhập vào hào khí của núi sông. Tình yêu dành cho dòng sông Mê Kông giống như một mạch ngầm ngấm dần vào máu thịt của tác giả. Qua lời giảng của người thầy giáo vĩ đại, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Sông Mê Kông xuất hiện với vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Tác giả còn nhân hóa dòng sông với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Không chỉ vậy, sông Mê Kông còn giống như một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”. Bởi vậy mà tình yêu dành cho con sông cũng giống như tình yêu dành cho quê hương, đất nước.