Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nhận về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô, được Download.vn giới thiệu.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo 4 mẫu tóm tắt dưới đây để nắm rõ hơn về nội dung của văn bản.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nhận của em về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô.
Những giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô
Giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - Mẫu 1
Người Lô Lô có lễ rửa làng - một tín ngưỡng vô cùng độc đáo. Nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ nhận thức của người dân rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, lễ rửa làng của người Lô Lô sẽ được diễn ra. Lễ rửa làng thể hiện được mong ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Sau khi lễ xong, mọi người cùng hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống làm ăn. Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa. Như vậy, lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - Mẫu 2
Lễ rửa làng của người Lô Lô là một nét độc đáo trong tín ngưỡng của các đồng bào dân tộc thiểu số. Lễ rửa làng còn có tên gọi là lễ mừng ngô mới, bắt nguồn từ nhận thức rằng không gian của họ cần được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì. Cứ ba năm một, vào thời điểm tháng 5 hoặc tháng 6 âm lịch, họ cùng nhau chọn ngày tổ chức lễ rửa làng, thống nhất việc mời thầy cúng và phân công mọi người sắm lễ. Phần lễ được tổ chức với nhiều công việc. Kết thúc phần lễ, mọi người thấy nhẹ nhõm và tin tưởng vào tương lai tươi sáng phía trước; hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống làm ăn. Sau lễ cúng, phải 9 ngày sau người lạ mới được bước vào làng, vì họ cho rằng nếu người lạ đến, tà ma sẽ lại theo vào và như thế lễ không thiêng nữa.
Giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - Mẫu 3
Người Lô Lô là một dân tộc thiểu số có dân số ít nhất ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở Hà Giang và Cao Bằng. Ngoài những lúc làm lụng vất vả, họ lại quần bên nhau thực hiện những nghi thức cổ truyền hướng về cội nguồn và cùng nhau ước vọng đời sống ấm no. Một trong những lễ hội đặc biệt phải kể đến là lễ rửa làng. Đầu tiên, nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ nhận thức của người dân rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Được thực hiện sau khi vụ mùa đã xong xuôi, lễ rửa làng còn thể hiện được mong ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Bên cạnh phần lễ, phần hội cũng không kém phần quan trọng. Sau khi lễ xong, mọi người cùng hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng, bắt đầu ba năm yên ổn sinh sống làm ăn. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.
Giá trị sống được bộc lộ qua lễ rửa làng của người Lô Lô - Mẫu 4
Lễ rửa làng của người Lô Lô trước hết thể hiện được một tín ngưỡng độc đáo của người dân nơi đây. Họ cho rằng không gian sinh sống của họ phải được “làm sạch”, “tẩy rửa” định kì để không còn những bụi bặm, đen đủi hay tà ma quấy phá . Bên cạnh đó, sau một vụ mùa, việc thực hiện nghi lễ này nhằm cầu xin mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, từ đó cuộc sống của người dân sẽ ấm no, sung túc hơn. Những nghi thức độc đáo được diễn ra trong phần lễ góp phần thể hiện được nét độc đáo trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Lô Lô. Không chỉ vậy, phần hội diễn ra sẽ là dịp để người dân cùng quây quần bên nhau, hoan hỉ ăn tiệc, uống rượu mừng. Có thể khẳng định rằng, lễ rửa làng đã lưu giữ được những giá trị vô cùng to lớn trong đời sống của người Lô Lô.