Tại sao điện thoại Android bị nóng và cách xử lý vấn đề này ra sao? Hãy cùng Download.vn tìm hiểu cách khắc phục sự cố smartphone Android quá nhiệt như thế nào nhé!
Điện thoại sau một thời gian sử dụng thường bị nóng. Đây là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu thiết bị có hiện tượng nóng ran như sắp nổ hoặc nóng quá nhanh thì chắc chắn có điều gì đó bất thường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như xem video quá lâu, live stream bán hàng hay lướt điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao…. Bạn cần xác định chính xác nguyên nhân mới có thể khắc phục lỗi smartphone nóng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho vấn đề này.
Nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng
Ắt hẳn bạn đã biết tới những nguyên nhân phổ biến gây nóng smartphone như sử dụng điện thoại, kết nối loa Bluetooth, xem phim… quá lâu.
Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ các ứng dụng chạy ẩn trên hệ thống mà bạn không hề hay biết. Một số lý do điện thoại bị nóng mà bạn có thể tìm thấy như:
- Để màn hình quá sáng.
- Kết nối Wifi quá lâu.
- Chơi quá nhiều game.
Tuy nhiên, ngày nay, không có smartphone nào trên thị trường quá nóng vì những lý do này. Vì thế, hãy xem xét các nguyên nhân khác.
Nếu chỉ sử dụng bình thường, smartphone bị nóng ran nên tức là nó đang có vấn đề nào đó. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa nóng và ấm. Nếu “dế yêu” chỉ ấm hơn một chút khi chơi game trong 15 phút là bình thường. Nhưng nếu điện thoại hiển thị cảnh báo quá nóng hoặc bạn thấy thiết bị nóng bất thường khi chạm vào, thì nên tìm nguyên nhân.
Sử dụng camera chuyên sâu có thể làm nóng điện thoại
Những smartphone có chức năng quay video chất lượng cao có thể tự tắt nguồn nếu quá nóng. Tất nhiên, nó còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác:
- Độ phân giải và tốc độ khung hình được chọn.
- Độ sáng màn hình.
- Nhiệt độ môi trường.
Quay video chất lượng cao có thể làm nóng điện thoại
Điện thoại chạy chậm và quá nóng? Kiểm tra phần mềm độc hại
Malware trên Android có thể khiến điện thoại nóng quá mức. Nguyên nhân có thể là do bạn đã cài đặt một ứng dụng nào đó từ nguồn không xác định. Vì thế, mỗi khi cài đặt app nào, hãy đảm bảo chúng an toàn và “sạch” trước khi tải về.
Dùng ốp lưng, bao da khiến điện thoại nóng lên
Dùng ốp lưng, bao da khiến điện thoại nóng lên
Ốp lưng, bao da bọc điện thoại là nguyên nhân khiến smartphone tăng nhiệt mà rất nhiều người dùng không nghĩ đến.
Khi thực hiện các công việc hiệu suất cao, điện thoại nóng lên và tỏa nhiệt. Nhưng vỏ ốp điện thoại lại ngăn nhiệt thoát ra. Điều này giống như việc bạn mặc áo khoác và tập thể dục vậy.
Kiểm tra pin và cáp sạc
Nếu bạn đang dùng một chiếc điện thoại cũ, đừng sạc cho tới khi đầy 100% pin. Người dùng chỉ nên sạc đến 80-90% để giúp pin khỏe hơn. Việc sạc đầy pin quá lâu cũng gây ra tình trạng quá nhiệt cho smartphone.
Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có thể là do pin bị hỏng, cáp sạc kém chất lượng hoặc cổng sạc có vấn đề. Bạn có thể xem xét tới việc thay thế cáp sạc hoặc thay pin mới.
Pin bị hỏng, cáp sạc kém chất lượng khiến điện thoại nóng khi sạc
Kết nối WiFi có thể làm điện thoại nóng lên?
Người dùng Android dễ bị các ứng dụng chạy nền sử dụng tài nguyên quá nhiều, chẳng hạn như CPU, WiFi hoặc dữ liệu di động. Nếu các ứng dụng chạy theo cách này, thiết bị có thể sẽ nóng lên.
Trên các máy Android cũ, ứng dụng Greenify cho phép bạn xác định các nguồn tài nguyên bị “hút cạn” và đưa những ứng dụng hoạt động sai vào chế độ ngủ đông. Tuy nhiên, hiện chức năng tương tự nãy đã được được tích hợp vào Android thông qua tính năng tối ưu hóa pin.
Tắt các ứng dụng nền sử dụng dữ liệu
Bạn cũng có thể tắt các ứng dụng nền sử dụng dữ liệu di động. Vào Settings > Apps & notifications > All apps và chọn ứng dụng bạn muốn. Nhấn Data usage để xem hoạt động của nó và tắt Background data. Thao tác này sẽ ngăn ứng dụng chạy nền sử dụng Internet, không cho chúng sử dụng tài nguyên và giúp smartphone không quá nóng.
Các cách làm mát điện thoại hiệu quả
Sau khi đã tìm hiểu, xem xét và xác định nguyên nhân khiến điện thoại nóng lên, hoạt động chậm chạp và thậm chí là tự động tắt nguồn. Hãy thử các cách sau để làm mát nó:
- Tháo vỏ ốp điện thoại.
- Bật chế độ máy bay để tắt tất cả kết nối.
- Tránh để điện thoại trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
- Đặt smartphone trước quạt (nhưng không nên đặt nó vào tủ lạnh hoặc tủ đông).
- Giảm độ sáng màn hình.
Cách để giúp điện thoại không bị quá nóng:
- Bật chế độ tiết kiệm pin.
- Dọn dẹp “dế yêu”, xóa các tập tin rác.
- Giảm sử dụng WiFi, Bluetooth và chỉ bật GPS khi cần.
Những thao tác trên không những làm mát điện thoại mà còn giúp kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị.
Là một tính năng nhằm đảm bảo an toàn, điện thoại và máy tính bảng được thiết kế sẽ tự động tắt nguồn nếu đạt tới một mức nhiệt nào đó. Bạn chỉ cần đợi cho tới khi nó trở về nhiệt độ bình thường và bật lại để tiếp tục sử dụng.