Trang chủ Học tập Tài liệu Giáo viên

Cách ghi học bạ theo Thông tư 27

Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27

Mẫu học bạ mới theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27 giúp thầy cô dễ dàng ghi nhận xét, đánh giá quá trình học tập của học sinh lớp 1, 2, 3, 4 theo quy định mới nhất.

So với mẫu học bạ cũ thì Học bạ Tiểu học mới theo Thông tư 27 đầy đủ, chi tiết hơn, chia nhỏ nội dung nhận xét như: nhận xét các môn học và hoạt động giáo dục, các năng lực chủ yếu, những năng lực cốt lõi để giáo viên dễ dàng theo dõi, đánh giá năng lực học sinh của mình. Mời thầy cô cùng tham khảo bài viết để  hoàn thiện sổ sách cuối năm 2023 - 2024.

Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27

Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của hc sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kĩ Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ny 04 tháng 09 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy đnh đánh giá học sinh tiểu học.

1. Trang 3, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.

2. Mục "1. Các môn học và hoạt động giáo dục"

- Trong cột "Mức đạt được": Ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt"; H nếu học sinh đạt mức "Hn thành" hoặc C nếu học sinh ở mức "Chưa hoàn thành".

- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn học có Bài kiểm tra định kì: ghi điểm số của bài kiểm tra cuối năm học; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra lần cuối.

- Trong cột "Nhn xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kĩ năng chưa hoàn thành trong từng môn học, hoạt đng giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ (nếu có).

3. Mục "2. Những phẩm chất chủ yếu" và mục "3. Những năng lực cốt lõi"

- Trong cột "Mức đạt được" tương ứng với từng nội dung đánh giá về phẩm chất, năng lực: ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức “Tốt”, Đ nếu học sinh đạt mức “Đạt” hoặc C nếu học sinh ở mức “Cần cố gắng”.

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về phẩm chất: ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất chủ yếu của học sinh.

Ví dụ: Đi học đầy đủ, đúng giờ, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; biết giữ lời hứa; tôn trọng và biết giúp đỡ mọi người;..

- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với nội dung đánh giá về năng lực: ghi c biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế hoặc khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh.

Ví dụ: Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; chủ động, phối hợp trong học tập; có khả năng tự học; ...; sử dụng ngôn ngữ lưu loát trong cuộc sống và học tập, biết tư duy, lập luận và giải quyết được một số vấn đtoán học quen thuộc;...

4. Mục "4. Đánh giá kết quả giáo dục"

Ghi một trong bốn mức: “Hoàn thành xuất sắc”, “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành hoặc “Chưa hoàn thành”.

5. Mục "5. Khen thưởng"

Ghi những thành tích mà học sinh được khen thưởng trong năm học.

Ví dụ: Đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc; Đạt danh hiệu Hc sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện; Đt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện;...

6. Mục "6. Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học".

Ghi Hoàn thành chương trình lớp....../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp....../chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp.

Ví dụ: - Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.

- Hoàn thành chương trình tiểu học.

Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường, học xong chương trình tiểu học.

Lời nhận xét học bạ cho học sinh Tiểu học theo Thông tư 27

Loại nhận xétNội dung
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm biết tham gia sắm vai thực hiện một số việc đã làm cho người thân như: viết câu đối, làm thiệp thể hiện những câu chúc đầu xuân với mọi người trong gia đình. Biết tham gia các hoạt động thăm hỏi, quyên góp... để chia sẻ với mọi người.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm tuân thủ tốt các nội quy của trường, lớp. Tự chăm sóc bản thân đáng khen. Nắm được các thao tác trong phòng chống đuối nước.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm nắm được các thao tác phòng chống đuối nước. Biết tự chăm sóc bản thân và tuân thủ tốt nội qui của trường lớp.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm biết tự chăm sóc bản thân, giúp đỡ bạn trong học tập. Tuân thủ tốt nội qui nhà trường và nắm được các thao tác phòng chống đuối nước.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm biết tham gia các hoạt động thăm hỏi, quyên góp... để chia sẻ với mọi người. Biết tham gia sắm vai thực hiện một số việc đã làm cho người thân như: viết câu đối, làm thiệp thể hiện những câu chúc đầu xuân với mọi người trong gia đình.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm tính toán cộng, trừ trong phạm vi 100 khá tốt. Nhìn mô hình viết được sơ đồ tách gộp. Đặt tính dọc đúng yêu cầu, hoàn thành môn học. Đáng khen.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm có ý thức kỷ luật, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong tập luyện. Thực hiện được các tư thế tay cơ bản kết hợp kiễng gót và đẩy hông.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm biết được trên cơ thể mình gồm những bộ phận nào. Biết thể hiện tình cảm yêu thương động vật, thực vật. Phân biệt được con trai, con gái.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm viết bài đúng yêu cầu, cần rèn thêm chữ viết cho đều nét. Tuy nhiên em đọc trơn còn chậm, cần rèn đọc nhiều hơn em nhé.
Môn học/Hoạt động giáo dụcEm đọc to, rõ các chữ, viết bài đúng yêu cầu. Biết nhìn tranh nối từ và trả lời tốt câu hỏi. Đáng khen!

Phương pháp đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 27

Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi-đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 có bao nhiêu mức?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục

1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:

a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:

a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.

Theo đó, đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có bốn mức:

- Hoàn thành xuất sắc

- Hoàn thành tốt

- Hoàn thành

- Chưa hoàn thành

Một số lưu ý khi đánh giá học sinh Tiểu học

a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Những năng lực cốt lõi:

  • Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
  • Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Liên kết tải về

pdf Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27
pdf Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 27 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Tài liệu Giáo viên

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK