Hàm FILTER trong Google Sheets cho phép bạn lọc dữ liệu và trả về các hàng đáp ứng tiêu chí cụ thể. Dưới đây là cách dùng hàm FILTER trong Google Sheets.
Tổng quan về công thức hàm Filter trong Google Sheets
Bằng cách dùng hàm Google Sheets này, bạn có thể nhận được nhiều kết quả đối sánh. Vì dữ liệu được lọc bằng hàm nên kết quả sẽ được cập nhật tự động.
Công thức hàm Filter của Google Sheets bao gồm: Range - Phạm vi, Condition 1 - Điều kiện 1, và [Condition 2…]. Hai nhân tố đầu tiên là bắt buộc, còn điều kiện thứ hai trở đi là tùy chọn. Google Sheets không giới hạn số lượng điều kiện ở hàm Filter.
=filter(range, condition 1, [condition 2]…)
- Range: Phạm vi lọc dữ liệu trong một mảng. Nó có thể chứa số hàng hoặc cột bất kỳ.
- Test condition 1: Điều kiện quyết định giá trị đúng hoặc sai trong cột hoặc hàng.
- [Condition 2…]: Nó tham chiếu tới các hàng hoặc cột bổ sung chứa giá trị logic: TRUE hoặc FALSE theo các tiêu chí trong bộ lọc.
Ví dụ về cách dùng hàm Filter trong Google Sheets
Bạn có thể tìm thông tin về doanh số và lợi nhuận của từng mặt hàng ở các bang khác nhau trên nước Mỹ khi dùng hàm Filter trong Google Sheets. Khi một cột chứa tên bang là điều kiện 1, bạn có thể tạo một danh sách thả xuống cho nó.
Tạo danh sách thả xuống cho điều kiện thử nghiệm
1. Click chuột phải vào một ô để mở menu thả xuống.
2. Cuộn xuống dưới và tới phần Data validation.
3. Trong phần xác thực dữ liệu, hãy đặt tiêu chí là List from a range (Danh sách từ một dải ô).
4. Click các ô vuông trong phần tiêu chí để chọn một phạm vi hoặc công thức.
5. Trong trường hợp này, cột States sẽ là phạm vi. Bạn cần chọn các mục từ ô A2 tới A13 ở đây.
6. Lưu cài đặt Data Validation (Xác thực dữ liệu) bằng cách click Save.
Hành động này sẽ tạo một menu thả xuống chứa các mục dành riêng cho phạm vi được chọn.
Giờ bạn đã tạo menu thả xuống, bắt đầu lọc mục Grocery Items, Sales và Profit theo từng States bằng hàm Filter trên Google Sheets.
Triển khai hàm Filter
Ở đây phạm vi là dữ liệu trong 3 cột: Sales, Grocery items và Profit. Giờ hãy chọn ô B2 tới D13 trong đối số đầu tiên của hàm Filter.
Giả sử bạn muốn thêm nhiều dữ liệu hơn vào cột đã chọn làm phạm vi. Nhớ giá trị thứ hai trong phạm vi mở. Bạn có thể làm việc này bằng cách xóa số ô, ở đây là 13.
Ngay khi thêm một giá trị mới, hàm Filter sẽ tính những giá trị này mà không yêu cầu bạn phải lọc lại chúng.
Giá trị điều kiện ở ví dụ này là cột States. Chọn cột States và đặt điều kiện là cột đó = với dữ liệu trong ô G5.
Trong ví dụ này là Vùng phạm vi B2:D có chiều cao bằng với vùng điều kiện A2:A.
Sau khi nhấn Enter để triển khai công thức, nó sẽ lọc dữ liệu trong cột Grocery items, Sales, Profits theo điều kiện đưa ra.
Ngoài ra, lưu ý rằng hàm Filter của Google Sheets chỉ bao gồm các giá trị hợp lệ. Nếu giá trị được kiểm tra đúng, giá trị của nó trong mảng sẽ được xem xét, nếu không, hàm này sẽ bỏ qua nó và chuyển sang bước tiếp theo.
Ở ví dụ này, khi chọn Utah từ danh sách thả xuống, bạn sẽ thấy dữ liệu liên quan trong vùng lọc.
Lọc dữ liệu bằng cách kiểm tra nhiều điều kiện
Giờ chúng ta sẽ cập nhật hàm Filter của Google Sheets để bao gồm các giá trị lớn hơn 5000 làm điều kiện thứ hai. Để lọc dữ liệu đáp ứng cả hai điều kiện, bạn cần thêm điều kiện mới vào công thức lọc.
1. Tới ô F8 mà bạn đã thêm công thức trước đó.
2. Chọn cột Profit làm phạm vi cho điều kiện thứ hai, công thức mới như sau:
=Filter(B2:D,A2:A=G5,D2:D>5000)
3. Nhấn Enter để triển khai công thức.
Lợi nhuận bán bột mì ở Utah là 1240, không đáp ứng điều kiện thứ hai nên hàm Filter của Google Sheets đã bỏ qua nó. Tương tự, bạn có thể lọc dữ liệu này bằng cách thử thêm nhiều điều kiện hơn.
Trên đây là cách dùng hàm Filter trong Google Sheets. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.