Các bài tập về lượng chất dư lớp 8 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập về lượng chất dư, giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức Hóa học 8.
Ngoài ra để học tốt môn Hóa 8 các bạn tham khảo thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.
Các bài tập về lượng chất dư lớp 8 có đáp án
1. Phương pháp giải bài tập về lượng chất dư
Tìm chất dư, chất hết → Tính theo chất hết.
- Bước 1: Tính số mol mỗi chất.
- Bước 2: Viết phương trình phản ứng:
A + B → C + D
- Bước 3: Lập tỉ lệ So sánh:
Tỉ số nào lớn hơn chất đó dư, chất kia hết → Tính theo chất hết.
2. Ví dụ về lượng chất dư
Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với 47,45 gam axit clohiđric.
a. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) ?
b. Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành ?
Bài làm:
- Số mol các chất tham gia phản ứng:
- Phương trình phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- Xét tỉ lệ:
Axit HCl dư, kim loại Zn hết. → Tính theo Zn.
a. Theo phuoong trình phản úng ta có:
b. Theo phương trình phản ứng ta có
3. Bài tập về lượng chất dư
Bài tập 1: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng với 36,5 gam axit clohiđric tạo thành khí hiđro và muối nhôm clorua.
a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) ?
b. Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành ?
Bài tập 2: Cho 7,2 gam sắt (II) oxit tác dụng với dung dịch có chứa 0,4 mol axit clohiđric thu được muối sắt (II) clorua và nước.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ?
b. Tính khối lượng muối sắt (II) clorua tạo thành ?
Bài tập 3: Cho 8,1 gam nhôm tác dụng với 29,4 gam axit sunfuric thu được khí hiđro và muối nhôm sunfat.
a. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) ?
b. Tính khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành ?
Bài tập 4: Dẫn 11,2 lít khí CO (đktc) qua 16 gam sắt (III) oxit nung nóng thu được kim loại sắt và khí CO2
a. Tính thể tích khí CO phản ứng (đktc) ?
b. Tính khối lượng Fe sinh ra ?
Bài tập 5: Cho 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 3,7 gam Ca(OH)2 tạo thành kết tủa CaCO3(↓) và nước. Xác định lượng kết tủa CaCO3 thu được ?
Bài tập 6. Dẫn 3,36 lít khí H2 (dktc) qua ống sứ chưa 1,6 g CuO nung nóng. Chờ cho phản ứng kết thúc
a) CuO có bị khử hết không?
b) tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng
Bài tập 7. Hòa 20,4 g Al2O3vào dung dịch chứa 17,64 g H2SO4. Sau phản ứng:
a) Chất nào dư, dư bao nhiêu g
b) Tính khối lượng Al2(SO4)3thu được
Bài tập 8. Một dung dịch chứa 7,665 g HCl. Cho 16 g CuO vào đó và khuấy đều
a) Sau phản ứng chất nào dư, dư bao nhiêu g
b) Tính khối lượng CuCl2thu được
Bài tập 9. Cho 10 g CaCO3 vào dung dịch chứa 5,475 g HCl.
a) Sau phản ứng, chất nào dư, dư bao nhiêu g
b) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc
c) Muốn phản ứng xảy ra vừa đủ, cần phải thêm chất nào, thêm bao nhiêu g
Bài tập 10. Cho sơ đồ phản ứng sau:
NaOH + FeCl3 → NaCl + Fe(OH)3
Biết có 6g NaOH đã được cho vào dung dịch chứa 32,5 g FeCl3, khuấy đều
a) Chất nào dư sau phản ứng, dư bao nhiêu g
b) Tính khối lượng kết tủa thu được?