Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 Sở GD&ĐT Lâm Đồng là bộ tài liệu tổng hợp các đề thi thử THPT quốc gia 2017 môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh. Đây là các đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2017 nhằm định hướng ôn luyện và giúp các bạn thí sinh làm quen với cấu trúc đề thi THPT quốc gia. Mời các bạn cùng tải về để xem trọn bộ đề thi.
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý (Có đáp án)
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học CÓ ĐÁP ÁN
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán (Có đáp án)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán
Tài liệu vẫn còn tiếp
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý
Tài liệu vẫn còn tiếp
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
Mã đề 101
Câu 81: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E. coli diễn ra ở
A. nhân tế bào. B. tế bào chất. C. ribôxôm. D. ti thể.
Câu 82: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường?
(1) Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen.
(2) Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng kiểư gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất.
(3) Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Nếu phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng, giảm bớt thức ăn chứa phêninalanin thì người bệnh có thể phát triển bình thường.
(4) Tính trạng có túm lông trên vành tai ở nam giới.
(5) Người ta phân biệt giới tính của tằm dựa trên màu sắc trứng.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 83: Người mắc hội chứng Đao trong tế bào có
A. 3 NST số 15. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18.
Câu 84: Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1) Lai xa kèm đa bội hóa, dung hợp tế bào trần khác loài có thể tạo thể song nhị bội.
(2) Để tạo ra giống mới có thể dùng phương pháp nhân bản vô tính, cấy truyền phôi.
(3) Phương pháp tạo giống bằng gây đột biến được áp dụng chủ yếu cho động vật và vi sinh vật.
(4) Phương pháp nhân bản vô tính ở động vật tạo ra cá thể có kiểu gen giống với kiểu gen của sinh vật cho nhân.
(5) Nhân giống bằng phương pháp cấy truyền phôi tạo ra các cá thể có cùng kiểu gen, cùng giới tính.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 85: Khi quan sát lưới thức ăn trên đồng cỏ như hình 4, một học sinh đưa ra những nhận xét sau:
(1) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(2) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
(3) Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
(4) Loài sinh vật tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 86: Trong các vai trò sau, có bao nhiêu vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa?
(1) Làm phát sinh alen mới.
(2) Trung hòa tính có hại của đột biến.
(3) Phát tán đột biến trong quần thể.
(4) Giúp định hướng quá trình tiến hóa.
(5) Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 87: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có cấu tạo gồm
A. ADN và lipôprôtêin. B. ADN và prôtêin loại histôn.
C. ARN và pôlipeptit. D. ARN và prôtêin loại histôn.
Câu 88: Giả sử cỏ một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau
1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.
2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Quy trình tạo giống theo thứ tự
A. 1 – 3 – 2 - 4. B. 1- 3 – 4 – 2. C. 2 – 3 - 4 - 1. D. 1 – 2 – 3 - 4.
Câu 89: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A. AaBbDd × aabbdd. B. AaBbdd × AabbDd.
C. AaBbDd × aabbDD. D. AaBbDd × AaBbDD.
Câu 90: Cả 2 loại côđon 5'UUU3' và 5'UUX3' đều mã hóa cho pheninalanin, đây là ví dụ về
A. tính phổ biến của mã di truyền. B. tính đặc hiệu của mã di truyền.
C. tính thoái hóa của mã di truyền. D. tính liên tục của mã di truyền.
Tài liệu vẫn còn tiếp
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
Mã đề thi 101
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Al = 27; Fe = 56; Mg = 24; Cu = 64; Ca = 40; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Ag = 108; Cr = 52; Li = 7; He = 4; Rb = 85,5; C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5.
Câu 41: Cho 4 chất: metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất là
A. 3 < 2 < 1 < 4. B. 1 < 2 < 3 < 4. C. 4 < 1 < 2 < 3. D. 2 < 3 < 1 < 4.
Câu 42: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ. Oxit X là
A. MgO. B. K2O.
C. CuO. D. Al2O3.
Câu 43: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Lần lượt cho các chất sau vào dung dịch X: KMnO4, Cl2, NaOH, CuSO4, Cu, KNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 44: Người ta điều chế kim loại Na bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. dùng khí CO khử ion Na+ trong Na2O ở nhiệt độ cao.
D. dùng K khử ion Na+ trong dung dịch NaCl.
Câu 45: Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Zn2+ B. Ca2+ C. Cu2+ D. Ag+
Câu 46: Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm (1): Nhỏ dần dần dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3.
- Thí nghiệm (2): Nhỏ dần dần dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3.
Hiện tượng quan sát được trong 2 thí nghiệm là:
A. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.
B. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
C. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.
D. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.
Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
D. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Câu 48: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là
A. +4. B. +3. C. +6. D. +2.
Câu 49: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. propyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 50: Cho các phát biểu sau:
(a) Hidro hóa hoàn toàn triolein có xúc tác Ni, đun nóng thu được tristearin.
(b) Protein tạo phức chất màu tím khi phản ứng với Cu(OH)2.
(c) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ.
(d) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính.
(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(f) Khi cho axit glutamic tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì tạo sản phẩm là bột ngọt (mì chính).
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 51: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(b) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(c) Cho glucozơ tác dụng với H2/ Ni, đun nóng.
(d) Đun nóng dung dịch sascarozơ có axit vô cơ làm xúc tác.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Tài liệu vẫn còn tiếp, mời các bạn cùng tải về để xem thêm