Tài liệu Bộ đề thi Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 do chúng tôi biên soạn sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình ôn tập và kiểm tra môn Ngữ văn.
Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu được chúng tôi đăng tải chi tiết ngay sau đây.
Tài liệu bao gồm:
- 9 đề thi Ngữ văn lớp 8 sách KNTT: 1 đề thi cuối học kì 2, 2 đề thi giữa học kì 2, 4 đề thi cuối học kì 1, 2 đề thi giữa học kì 1.
- 108 trang tài liệu
- Cấu trúc gồm: Nội dung ôn tập, Đề cương ôn tập, Đề thi
- File Word có thể chỉnh sửa.
- File PDF thuận tiện in trên Mobile.
Bộ đề thi Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
Minh họa Đề cương ôn tập cuối học kì 2
I. Nội dung ôn tập
1. Đọc hiểu
- Truyện
- Thơ
- Văn bản nghị luận văn học
- Văn bản thông tin
2. Viết
- Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Giới thiệu một cuốn sách yêu thích
II. Bài tập
1. Đọc hiểu
Đọc văn bản:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa…
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi…
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.”
(Quê hương, Giang Nam)
Đọc và chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì?
A. Tự do
B. Lục bát
C. Tám chữ
D. Bảy chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Cô gái
B. Người mẹ
C. Nhân vật tôi
D. Người đồng chí
Câu 4. Quê hương hiện lên trong kí ức của nhân vật tôi như thế nào?
A. Quê hương giản dị, gần gũi và thân thương
B. Quê hương đầy tươi vui, rộn ràng
C. Quê hương điêu tàn, u buồn trước sự tàn phá của kẻ thù
D. Quê hương buồn thương, không có tiếng cười
Câu 5. Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả qua chi tiết nào?
A. Cười khúc khích
B. Mắt đen tròn
C. Thẹn thùng nép sau cánh cửa
D. Cả 3 đáp án trên
Xem thử Đề thi cuối học kì 2
Minh họa Đề cương ôn tập giữa học kì 2
I. Nội dung ôn tập
1. Đọc hiểu
- Truyện
- Thơ
2. Viết
- Viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do
II. Bài tập
1. Đọc hiểu
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”
(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Xác định thể thơ?
A. Tự do
B. Lục bát
C. Bảy chữ
D. Tám chữ
Câu 3. Đối tượng được nhắc tới trong bài thơ?
A. Con sông
B. Bến đò
C. Cánh đồng
D. Xóm làng
Câu 4. Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của con sông quê hương
B. Bộc lộ tình cảm yêu mến, gắn bó với quê hương
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Câu thơ “Nước gương trong soi tóc những hàng tre” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Cả A, C đều đúng
Xem thử Đề thi giữa học kì 2
Minh họa Đề cương ôn tập cuối học kì 1
Câu 1. Xem lại năm bài học ở học kì 1, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau:
Bài | Văn bản | Tác giả | Loại, thể loại | Đặc biệt nổi bật | |
Nội dung | Hình thức | ||||
1 | .... |
Câu 2. Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu sau (làm vào vở):
Thể loại | Những điểm giống nhau | Những điểm khác nhau |
Hài kịch | ||
Truyện cười | ||
Thơ trào phúng |
Câu 3. Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I:
STT | Nội dung tiếng Việt | Khái niệm cần nắm vững | Dạng bài tập thực hành |
... |
Câu 4. Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và đề tài đã thực hành trong học kì I theo bảng gợi ý sau:
STT | Kiểu bài viết | Yêu cầu của kiểu bài | Đề tài đã thực hành viết |
... |
* Bài tập vận dụng:
Bài 1. Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong các câu sau (trích Tắt đèn, Ngô Tất Tố).
a. Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
b Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
c. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.
d. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Đáp án:
a.
- Từ tượng thanh: soàn soạt,
- Từ tượng hình: rón rén
b. Từ tượng thanh: bịch
c. Từ tượng thanh: bốp
d.
- Từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo
- Từ tượng thanh: nham nhảm
........
Xem thử Đề thi cuối học kì 1
...........Xem chi tiết tại file tải dưới đây..........