Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 môn Lịch sử - Địa lý theo Thông tư 22 là đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 5.
Bộ đề thi có đáp án kèm theo, với nội dung bám sát chương trình học giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý Lớp 5 (Đề số 1)
TRƯỜNG TH ĐÔNG YÊN 2 Họ và tên:............... Lớp: ............ | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2016 – 2017 Môn: Lịch sử và Địa lí – Khối 5 Thời gian làm bài: 50 phút |
PHẦN I. LỊCH SỬ
Câu 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày, tháng, năm nào?
A. 9 – 2 – 1945 B. 2 – 9 – 1945 C. 9 – 2 – 1946 D. 2 – 9 – 1946
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng nhất
Ngay sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn vì:
A. Chính quyền mới được thành lập, bị nhiều kẻ thù phá hoại.
B. Tình trạng vỡ đê, mất mùa, nạn đói đe dọa.
C. Thiếu trường học, bệnh viện, trạm y tế.
D. Phải đối phó với: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Câu 3. "Không, chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong:
A. Bút tích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Cuộc vận động nhân dân vượt qua tình thế hiểm nghèo.
C. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (năm 1951).
D. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Câu 4. Nhìn vào lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 và điền vào chỗ còn thiếu trong các câu dưới đây:
Câu 5. Trả lời các câu hỏi sau theo hiểu biết của em.
a) Kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
.................................................................................................................................................................................
b) Ai được cử làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới?
.................................................................................................................................................................................
PHẦN II. ĐỊA LÍ
Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em?
A. 54 B. 45 C. 56 D. 65
Câu 2. Quan sát bảng số liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:
STT | Tên nước | Số dân(triệu người) | STT | Tên nước | Số dân(triệu người) |
1 | In-đô-nê-xi-a | 241 | 4 | Thái Lan | 69,9 |
2 | Phi-lip-pin | 96,2 | 5 | Mi-an-ma | 54,6 |
3 | Việt Nam | 88,8 | 6 | Ma-lai-xi-a | 29,0 |
Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Hình ảnh dưới đây thể hiện ngành công nghiệp nào?
Câu 4. Trình bày 2 điều em cần làm để giảm gia tăng dân số:
1. ............................................................................................................................................................................
2. ...........................................................................................................................................................................
Câu 5. Quan sát biểu đồ sản lượng thủy sản qua các năm. Em hãy so sánh sản lượng thủy sản nuôi trồng của năm 1990 so với năm 2012.
Câu 6. a) Dân tộc có số dân đông nhất nước ta là dân tộc: .......................................................
b) Dân số nước ta năm 2005 là 84,2 triệu người, năm 2010 là 88,3 triệu người, năm 2015 là 93,4 triệu người. Em hãy nhận xét mức độ gia tăng dân số ở nước ta?
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý Lớp 5 (Đề số 2)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ – LỚP 4
Thời gian làm bài 40 phút
I. Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1 (0,5 điểm): Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
A. Khoảng 1700 năm ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
B. Khoảng 700 năm TCN ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
C. Khoảng 2700 năm ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
Câu 2 (0,5 điểm): Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
A. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công.
B. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc.
C. Cho quân ta bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiế,n vừa đánh vừa rút lui.
Câu 3 (0,5 điểm) Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào?
A. Mùa thu năm 1010 Lý Công Uẩn dời kinh đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long.
B. Mùa thu năm 1010 Lý Công Uẩn dời kinh đô ra Đại La và đổi tên là Đông Đô.
C. Mùa thu năm 1010 Lý Thường Kiệt dời kinh đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long.
Câu 4 (0,5 điểm): Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Đến cuối thế kỉ XV nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1216 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
B. Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1216 Lý Huệ Tông truyền ngôi cho nhà Trần . Nhà Trần được thành lập.
C. Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập
Câu 5 (0,5 điểm): Khi giặc Mông Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc?
A. Rút khỏi kinh thành Thăng Long, để lại vườn không nhà trống.
B. Cho lính mai phục để tiêu diệt giặc.
C. Cho quân đánh trả và đã giành thắng lợi.
Câu 6 (0,5 điểm): Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách nào được coi là tiến bộ?
A. Những năm có nạn đói, nhà giàu phải bán thóc và chữa bệnh cho dân.
B. Thay thế các quan lại cao cấp nhà Trần bằng những người thực sự tài giỏi, các quan phải thường xuyên thăm dân và quy định lại số ruộng, nô tỳ cho quan lại, quý tộc.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 7 (0,5 điểm): Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu và có đặc điểm gì?
A. Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Là dãy núi cao nhất nước ta.
B. Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Là dãy núi cao, có đỉnh nhọn, sườn thoải.
C. Nằm giữa sông Hồng và sông Đà. Là dãy núi cao nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Câu 8 (0,5 điểm): Đặc điểm khí hậu và dân cư ở Tây Nguyên:
A. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt. Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng là nơi thưa dân nhất nước ta.
B. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa. Tây Nguyên có ít dân tộc cùng chung sống, là nơi thưa dân nhất nước ta.
C. Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa. Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng chung sống, là nơi đông dân nhất nước ta.
Câu 9 (0,5 điểm): Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
A. Để làm đường giao thông, bảo vệ đồng ruộng.
B. Để giữ phù sa cho đồng ruộng.
C. Để ngăn lũ lụt.
Câu 10 (0,5 điểm): Người dân ở vùng Trung du Bắc Bộ sống chủ yếu bằng nghề?
A. Trồng cây ăn quả và trồng cà phê.
B. Trồng cà phê và trồng chè.
C. Trồng cây ăn quả và trồng chè.
Câu 11 (0,5 điểm): Đặc điểm địa hình của Trung du Bắc Bộ là?
A. Vùng đồi với đỉnh nhọn, sườn thoải.
B. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
C. Vùng núi với đỉnh nhọn, sườn dốc.
Câu 12 (0,5 điểm): Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa nước?
A. Đất phù sa màu mỡ.
B. Nguồn nước dồi dào.
C. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
D. Cả ba ý trên
II. Phần tự luận
Câu 1: (1 điểm). Nêu những biểu hiện cho thấy ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần?
Câu 2: (1 điểm). Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
Câu 3: (1 điểm). Địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Câu 4: (1 điểm). Nêu một số nét chính mà em biết về thủ đô Hà Nội?
ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ HỌC KÌ 1 LỚP 5
I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)
Hãy khoanh vào chữ đặt trước mỗi câu trả lời đúng được:
1. Khoanh vào B (0,5 điểm)
2. Khoanh vào B (0,5 điểm)
3. Khoanh vào A (0,5 điểm)
4. Khoanh vào C (0,5 điểm)
5. Khoanh vào A (0,5 điểm)
6. Khoanh vào C (0,5 điểm)
7. Khoanh vào C (0,5 điểm)
8. Khoanh vào A (0,5 điểm)
9. Khoanh vào C (0,5 điểm)
10. Khoanh vào C (0,5 điểm)
11. Khoanh vào B (0,5 điểm)
12. Khoanh vào D (0,5 điểm)
Phần tự luận (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Nêu những biểu hiện cho thấy ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược Nguyên Mông của vua tôi nhà Trần?
+ Vua tổ chức họp các bô lão tại Hội nghị Diên Hồng bàn kế đánh giặc.
+ Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ kêu gọi mọi người quyết tâm chống giặc.
+ Các chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát Thát".
+ Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của Trần Hưng Đạo.
Câu 2. (1 điểm): Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
+ Vùng trung tâm của đất nước
+ Đất rộng lại bằng phẳng
+ Nhân dân không khổ vì ngập lụt
Câu 3 (1điểm): Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp lên có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta .Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có đê ngăn lũ lụt.
Câu 4: (1 điểm). Nêu một số nét chính mà em biết về thủ đô Hà Nội?
Là thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp