Trang chủ Học tập Lớp 6 Đề thi học kì 1 Lớp 6

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1 - thuviensachvn.com

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1

4 Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sinh học

Download.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo, cùng các bạn học sinh lớp 6 tài liệu Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1.

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1 là tài liệu tham khảo hữu ích, gồm 4 đề kiểm tra 45 phút có đáp án đi kèm giúp cho quý thầy cô giáo, các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập phục vụ cho việc ra đề và ôn tập nhằm chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 sắp tới. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1 - Đề 1

Đề bài

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu?

A. Để rút ngắn thời gian ra hoa, kết quả của cây

B. Để tăng khả năng chống sâu bệnh của cây

C. Để tập trung chất dinh dưỡng vào thân chính, tăng chiều dài của thân cây

D. Để tập trung chất dinh dưỡng cho chồi hoa, chồi lá phát triển

Câu 2: Khi nói về cách sắp xếp của mạch rây và mạch gỗ trong thân non của cây Hai lá mầm, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Mạch rây nằm ở phía ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong

B. Mạch rây nằm ở phía trong, mạch gỗ nằm ở phía ngoài

C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau

D. Mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn

Câu 3: Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở

A. mạch gỗ và mạch rây

B. mạch rây và ruột

C. thịt vỏ và ruột

D. tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

Câu 4: Để bảo vệ cây xanh, chúng ta nên làm điều nào sau đây?

A. Bẻ cành, ngắt ngọn, bóc vỏ cây

B. Dùng vật nhọn rạch vào vỏ cây, dây thép buộc ngang thân cây

C. Giáo dục, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ cây xanh

D. Chặt cây làm nhà, đóng bàn ghế, phá rừng làm nương rẫy

Câu 5: Quan sát hình “cấu tạo trong của thân non” dưới đây và điền chú thích tương ứng với các số cho hình

II. Tự luận

Câu 1: Trong nhà bạn Vân trồng rất nhiều chậu cây cảnh, theo em cây cảnh trồng trong nhà thì có xanh tốt không? Tại sao?

Câu 2: Rễ có mấy miền?nêu chức năng của mỗi miền?

Câu 3: Em hãy kể tên 10 cây có rễ biến dạng mà em biết

Câu 4: Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Cho ví dụ minh hoa.

Đáp án đề thi

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:C

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5: chú thích

1. Biểu bì

2. Thịt vỏ

3. Mạch rây

4. Mạch gỗ

5. Ruột

II. Câu hỏi tự luận

Câu 1:

Nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt vì các cây cảnh trồng trong nhà chủ yếu là cây ưa bong, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp

Câu 2:

Rễ mọc trong đất gồm 4 miền:

Các miền của rễChức năng chính của từng miền
Miền trưởng thành có các mạch dẫnDẫn truyền
Miền hút có các lông hútHấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng ( nơi tế bào phân chia)Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễChe chở cho đầu rễ

Câu 3 :

Củ sắn, củ cải, củ cà rốt, cây trầu không, hồ tiêu, tầm gửi, dây tơ hồng, cây bụt mọc, bần, mắm

Câu 4 :

Một số loại rễ biến dạng là

- Rễ củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ

Ví dụ : củ sắn, củ cải

- Rễ móc giúp cây leo lên cao nhận được nhiều ánh sáng

Ví dụ : cây trầu không, cây hồ tiêu

- Rễ thở giúp cây tăng khả năng hô hấp khi sống trong môi trường thiếu không khí do ngập nước

Ví dụ : cây bần, cây mắm

- Giác mút đối với cây kí sinh như tư hồng, tầm gửi rễ biến thành giác mút lấy thức ăn từ cây chủ cung cấp cho cây

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1 - Đề 2

Đề bài

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Ở thực vật, nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân chủ yếu là nhờ

A. ruột

B. mạch rây

C. mạch gỗ

D. biểu bì

Câu 2: Các chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu là nhờ?

A. mạch gỗ

B. mạch rây

c .biểu bì

D. thịt vỏ

Câu 3: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân rễ?

A. cỏ tranh, gừng, dong ta

B. chuối, củ nghệ, dong ta

C. nghệ, gừng, khoai lang

D. khoai lang , gừng, riềng

Câu 4: Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây có thân củ?

A. khoai lang, su hào, sắn

B. cỏ tranh, cà rốt, gừng

C. khoai tây, su hào, chuối

D. khoai lang, su hào, cà rốt

Câu 5: Em hãy chọn chữ cái phù hợp tương ứng với từ đúng để hoàn thiện nghĩa câu sau: Dác và ròng

A. Dác là lớp gỗ….(A: màu sáng; B; màu thẫm) ở phía…(C. trong; D: ngoài) gồm những tế bào…(E: mạch gỗ; F: mạch rây), có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

B. Ròng là lớp gỗ…(G: màu sáng; H: thẫm), rắn chắc hơn rác, nằm phía…(I: trong; K: ngoài), gồm những tế bào….(L: sống; M: chết), vách dày có chức năng đỡ cây

II. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Thân cây gồm những bộ phận nào? Chức năng của thân cây là gì?

Câu 2: Thân dài ra do đâu?

Câu 3: Theo vị trí của thân trên mặt đất, người ta chia thân làm mấy loại? Kể tên các loại thân cây đó

Câu 4: Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau có giống nhau không? Cho ví dụ minh họa?

Câu 5: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi nên bấm ngọn, tỉa cành không?

Đáp án

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 :C

Câu 2 : B

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 :

1. A,D,E

2. H,I,M

II. Câu hỏi tự luận

Câu 1 :

Thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách

Đỉnh chồi ngọn và chồi nách đề là mô phân sinh

- Chồi ngọn có ở ngọn cây và đầu cành

- Chồi nách ở kẽ lá ( nách lá) : chồi lá phát triền thành cành mang lá và chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa

Thân là co quan sinh dưỡng của cây, có chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đõ tán lá

Câu 2 :

Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

Câu 3 :

Theo ví trí của thân cây trên mặt đất, người ta chia thân làm 3 loại

Thân đứng có 3 dạng :

- Thân gỗ : cứng, cao, có cành

- Thân cột : cứng, cao, không cành

- Thân cỏ : mềm, yếu, thấp

- Thân leo : leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn…

- Thân bò : mềm yếu, bò lan sát đất

Câu 4 :

Sự dài ra của thân các loại cây khác nhau là khác nhau

Ví dụ :

- Cây thân leo ( như mồng tơi, mướp, bí…)thân dài ra rất nhanh

- Cây thân gỗ lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm hơn nên nhiều cây cao to như xà cừ, chò, lim…

Câu 5 :

- Thương bấm ngọn cây trước khi ra hoa vì khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển

- tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn để dồn thức ăn xuống các cành còn lại làm cho chồi hoa, quả, lá phát triển

- đối với cây lấy gỗ, lấy sợi, thì không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Nhung cũng thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính

...................

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Liên kết tải về

pdf Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1
doc Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 6 học kì 1 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK