Trang chủ Học tập Lớp 5 Lịch sử và Địa lí 5

Bình tây đại nguyên soái Trương Định - Lịch sử 5 trang 4

Lịch sử lớp 5 Bài 1: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định

Giải bài tập Lịch sử 5 trang 4

Giải bài tập Lịch sử 5 Bài 1: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 trang 4, 5, 6 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Qua đó, cũng giúp các em rèn luyện kỹ năng giải Lịch sử lớp 5 thật thành thạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 5 Bài 1 trang 4

Điều gì khiến Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?

Trả lời:

Vua ban lệnh xuống, buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước.

Vua ban lệnh xuống, buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang.

Điều khiến Trương Định phải băn khoăn và suy nghĩ là:

  • Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch.
  • Nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến.
  • Giữa lệnh vua và ý dân Trương Định chưa biết làm sao cho phải.

Giải bài tập SGK Lịch sử 5 trang 6

Câu 1

Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?

Trả lời:

Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Nhận được lệnh, Trương Định băn khoăn, suy nghĩ rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định chưa biết làm thế nào cho phải.

Câu 2

Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân đối với Trương Định?

Trả lời:

Dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong khi đó, chỉ huy nghĩa quân đóng ở Tân An là Phan Tuấn Phát truyền thư đi khắp nơi, suy tôn Trương Định làm chủ soái. Đề xuất đó được dân chúng và nghĩa quân ủng hộ; họ làm lễ, tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái”.

Câu 3

Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Trả lời:

Cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng. Trương Định đã ở lại cùng nhân dân chống giặc.

“Đại nguyên soái” Trương Định đã phất cao cờ “Bình Tây”, chỉ huy hàng nghìn nghĩa quân hoạt động chống thực dân Pháp.

Tóm tắt lý thuyết Bình tây đại nguyên soái Trương Định

  • Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
  • Từ đó đến năm 1945, nhân dân đã kiên cường đấu tranh, dũng cảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, quyết giành lại độc lập dân tộc.
  • Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Nam Kì: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trường Tộ,…Lớn nhất phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định.
  • Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân Pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước.
  • Điều khiến Trương Định lại băn khoăn, lo nghĩ là làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không chịu tội phản nghịch, nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng, một dạ tiếp tục kháng chiến.
  • Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều đình và quyết tâm đánh giặc.

Liên kết tải về

pdf Lịch sử lớp 5 Bài 1: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định
doc Lịch sử lớp 5 Bài 1: “Bình tây đại nguyên soái” Trương Định 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK