Trang chủ Học tập Lớp 4 Đạo đức lớp 4 KNTT

Biết ơn người lao động - Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức

Đạo đức lớp 4 Bài 1: Biết ơn người lao động

Giải Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Giải Đạo đức 4 Bài 1: Biết ơn người lao động giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Đạo đức 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 1 Chủ đề 1: Biết ơn người lao động. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Luyện tập Đạo đức 4 Kết nối tri thức Bài 1

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Luyện tập

Trả lời:

a. Em đồng tình vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống.

b. Không đồng tình vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hóa của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hóa được.

c. Không đồng tình vì cần phải biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi.

d. Không đồng tình vì cần phải biết ơn người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao động chân chính nào cũng đóng góp cho xã hội.

e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động.

Luyện tập 2

Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao?

Luyện tập

Trả lời:

a. Không đồng tình vì Lê không thể hiện thái độ tôn trọng người lao động.

b. Đồng tình vì Châu đã thể hiện tình yêu, thái độ tôn trọng đối với công việc của bố mình.

c. Đồng tình vì Thanh đã có lời nói, việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú công nhân sửa điện cho nhà mình.

d. Đồng tình vì Thanh đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà.

e. Không đồng tình vì Bảo không thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với chú giao hàng.

Luyện tập 3

Xử lí tình huống

a. Trên đường đi học, thấy bác đầu bếp của trường bị đổ xe hàng. Phương nói với Khánh: “Mình qua nhặt đồ giúp bác đi”. Khánh nói: “Không phải việc của mình đâu!”. Nếu là Phương, em sẽ làm gì?

Luyện tập

b. Cô giáo yêu cầu các bạn giới thiệu về nghề nghiệp của người thân. Một bạn bên cạnh chê nghề nghiệp của bố mẹ Mai.Nếu là Mai, em sẽ nói gì với bạn đó?

Luyện tập

c. Các bác ở quê gửi cho nhà Nhung rất nhiều rau, củ, quả. Tuy nhiên, nhà bạn ít người, ăn không hết nên có thể các thực phẩm đó sẽ bị hỏng. Anh của Nhung bảo nếu hỏng thì bỏ đi.Nếu là Nhung, em sẽ làm gì?

Luyện tập

Trả lời:

a. Phương nên thuyết phục Khánh qua nhặt đồ giúp bác. Nếu Khánh không đồng ý thì Phương vẫn nên giúp bác.

b. Mai nên nói với bạn đó rằng: mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. Mai cần nói rõ tầm quan trọng của nghề nghiệp bố mẹ mình cho bạn đó hiểu hơn.

c. Nhung nên xin phép bố mẹ chia sẻ bớt những rau, củ, quả đó cho mọi người xung quanh.

Luyện tập 4

Em có lời khuyên gì dành cho bạn?

a. Huy giẫm chân bẩn lên hành lang mà bác lao công vừa lau sạch.

Luyện tập

b. Tổng kết năm học, cả lớp được đi liên hoan tại nhà hàng tự chọn. một số bạn lấy rất nhiều đồ ăn mà không ăn hết.

Luyện tập

Trả lời:

a. Khuyên Huy không nên làm như vậy vì đó là hành động không tôn trọng thành quả của người lao động; bác lao công đã vất vả lau sạch hành lang, lần sau Huy nên chờ sàn khô hãy bước vào hoặc chọn đi lối khác.

b. Khuyên bạn không nên lấy quá nhiều đồ ăn vì nếu không ăn hết sẽ lãng phí công sức của người lao động.

Giải Vận dụng Đạo đức 4 Kết nối tri thức Bài 1

Vận dụng 1

Hãy chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. Khi đó, em cảm thấy thế nào?

Trả lời:

Em cảm thấy rất tự hào và vui vẻ khi làm những việc thể hiện lòng biết ơn người lao động. Một số việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn người lao động là:

  • Trân trọng và giữ gìn những sản phẩm do người lao động làm ra.
  • Thể hiện sự tôn trọng và biết nói lời cảm ơn đối với những người lao động.

Vận dụng 2

Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện… về người lao động.

Trả lời:

Muốn no thì phải chăm làm,
Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Rủ nhau đi cấy, đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.

...

Vận dụng 3

Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”.

Trả lời:

  • HS lựa chọn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”.
  • HS luyện tập và tự tin trình diễn.

Vận dụng

Liên kết tải về

pdf Đạo đức lớp 4 Bài 1: Biết ơn người lao động
doc Đạo đức lớp 4 Bài 1: Biết ơn người lao động 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK