GDCD 7 Cánh diều bài 2 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khởi động, khám phá, luyện tập bài Bảo tồn di sản văn hóa.
Giáo dục công dân lớp 7 trang 9 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Soạn GDCD 7 Cánh diều bài 2 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Đồng thời qua đó giúp các bạn biết cách xây dựng kế hoạch chăm sóc di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Giải Luyện tập GDCD 7 bài 2 trang 14, 15
Câu 1
Theo em, những giá trị văn hoá nào dưới đây đã được công nhận là di sản văn hoá?
A. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Huế).
B. Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).
C. Công trình thuỷ điện Yaly (Gia Lai).
D. Khu di tích văn hoá Óc Eo (An Giang).
E. Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng).
Gợi ý đáp án
Những giá trị văn hoá đã được công nhận là di sản văn hoá:
A. Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên Huế).
B. Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).
D. Khu di tích văn hoá Óc Eo (An Giang).
Câu 2
Cho các di sản: Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), Nhã nhạc cung đình Huế, Bàu Trắng (Bình Thuận), Lễ hội đua thuyền đình Bình Thuỷ (An Giang), Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Động Phong Nha (Quảng Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Truyện Kiều (Nguyễn Du); Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam); Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ); Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Kô.
Em hãy phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:
Di tích lịch sử, văn hóa | Danh lam thắng cảnh | Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia | Di sản văn hóa phi vật thể |
? | ? | ? | ? |
Gợi ý đáp án
Di tích lịch sử, văn hóa: Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội)
Danh lam thắng cảnh: Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình), Bàu Trắng (Bình Thuận), Động Phong Nha (Quảng Bình)
Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang)
Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Lễ hội đua thuyền đình Bình Thuỷ (An Giang), Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam), Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ), Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Kô
Câu 3
Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,... gây mất mĩ quan.
Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mĩ quan.
a) Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
b) Nếu gặp những người đang viết, vẽ như vậy, em có thể nói gì với họ?
Gợi ý đáp án
a) Em không đồng ý với những việc làm trên.
Bởi vì những hành động viết, vẽ bậy, khắc chữ lên trên các công trình di tích lịch sử chính là hành vi phá hoại, xâm hại đến các di tích lịch sử đó, gây mất mĩ quan, làm hư hại công trình.
b) Nếu bắt gặp những người đang viết vẽ lên các công trình di tích lịch sử, em sẽ khuyên họ không nên làm như vậy, có rất nhiều cách khác để có thể ghi lại dấu ấn và kỉ niệm khi đến tham quan di tích lịch sử như chụp ảnh, mua quà lưu niệm,... thay vì khắc chữ, viết, vẽ vì làm như thế là đang góp phần phá hoại, làm hư tổn và gây mất cảnh quan ở khu du tích.
Câu 4
Giả sử trong quá trình đào móng xây nhà, bố em phát hiện có cổ vật không rõ nguồn gốc từ đâu. Em sẽ khuyên bố làm gì? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Em sẽ khuyên bố rằng hãy mang cổ vật đó giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Bởi vì nếu như giữ lại cổ vật đó trong nhà hoặc đem đi bán đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 5
Em hãy kể tên một số di sản văn hoá ở địa phương. Em đã làm gì để góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá đó?
Gợi ý đáp án
Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:
- Gò Đống Đa
- Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Cột cờ Hà Nội
- Chùa Một Cột
Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:
- Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
- Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
- Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn
Giải Vận dụng GDCD 7 bài 2 sách Cánh diều
Câu 1
Em hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về các di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam để xây dựng thành tập san trưng bày tại lớp
Gợi ý đáp án
Em có thể sưu tầm, tranh ảnh, tư liệu ở trong sách, báo, tạp chí mà em có về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới.
Phố cổ Hội An:
Văn miếu Quốc Tử Giám
Câu 2
Em hãy cùng bạn xây dựng kế hoạch chăm sóc di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương và thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng
Gợi ý đáp án
Học sinh tự xây dựng kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại các di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở địa phương: Dịp nghỉ lễ 2/9 rủ các bạn mang đồ dùng khăn lau, xô chậu, chổi,.. đi chăm sóc di tích tại địa phương.
Kế hoạch một buổi tham gia dọn vệ sinh tại một ngôi Đền ở địa phương:
* Chuẩn bị:
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 thùng rác.
- Mỗi thành viên trong lớp mang 1 cái chổi, 1 khăn lau, 1 xô nước, 1 túi ni-lông sạch để đựng rác, 1 khẩu trang và 1 cái mũ đề phòng trời nắng.
* Kế hoạch:
- Buổi sáng:
+ Vệ sinh khu trong cùng của Đền như: quét sân, lau tượng…
+ Vệ sinh tất cả sân gạch trong Đền.
- Buổi chiều:
+ Chăm sóc cây, hoa khuôn viên Đền
+ Nhặt rác các khu xung quanh
+ Trở về trường và kết thúc buổi tham gia dọn vệ sinh.