Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X là mẫu báo cáo được lập ra nhằm báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Nội dung trong mẫu báo cáo cần trình bày rõ việc đánh giá, tổ chức triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7. Mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.
Mẫu báo cáo tổng kết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
ĐẢNG BỘ HUYỆN……….. ĐẢNG ỦY XÃ…….. | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số ……….- BC/ĐU | ….….ngày …tháng …..năm…… |
BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X)
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh……
----------
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Khái quát mục tiêu, vai trò, vị trí căn cứ tổng kết Nghị quyết Trung ương 7, khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Khái quát tình hình tổ chức tổng kết;
- Kết cấu của Báo cáo
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
I. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA CÁC CẤP UỶ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐẢNG VIÊN (Các Sở, ban, ngành báo cáo)
- Của Trung ương trên địa bàn tỉnh;
- Của địa phương;
II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỂ CHẾ HOÁ NGHỊ QUYẾT CỦA CÁC CƠ QUAN (Các Sở, ban, ngành báo cáo)
1. Quốc hội
2. Chính phủ, các bộ, ngành
3. Của tỉnh và các địa phương.
III. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH ĐÃ BAN HÀNH (Các Sở, ban, ngành báo cáo)
1. Văn bản chủ trương của Tỉnh uỷ ........
2. Văn bản về chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể các cấp.
Phần thứ hai
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về thực hiện tái cơ cấu xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo)
2. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đô thị hoá (Văn phòng ĐPNTM và các Sở, ngành liên quan đến xây dựng hạ tầng nông thôn theo 19 tiêu chí NTM báo cáo)
3. Về xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hoá xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn (Sở Lao động TBXH, Y tế, Giáo dục, Văn hoá TTDL báo cáo)
4. Về đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT, Công thương báo cáo)
5. Về phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và CN, Công thương, Giáo dục và ĐT, Lao động TBXH báo cáo)
6. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân (Các Sở, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ báo cáo).
7. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn (Sở Nội vụ báo cáo)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những thành tựu cơ bản (so với mục tiêu của Nghị quyết)
2. Những tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
- Về phát triển nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo)
- Về xây dựng nông thôn (Văn phòng ĐPNTM báo cáo)
- Về nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn (Hội Nông dân báo cáo)
- Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế (Các sở, ban ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị báo cáo)
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
+ Về nhận thức
+ Về cơ chế, chính sách
+ Về tổ chức thực hiện các chủ trương của Nghị quyết
3. Bài học kinh nghiệm (các Sở, ban, ngành báo cáo)
- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và quyết tâm chính trị;
- Sự lãnh đạo của Đảng;
- Tổ chức thực hiện nhất là công tác thể chế.
Phần thứ ba
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN TỚI (Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo)
1. Bối cảnh trong nước và thế giới
(Triển vọng phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các thách thức mới đặt ra).
2. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những xu hướng phát triển
II. QUAN ĐIỂM (Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo)
- Khẳng định vai trò của nông nghiệp, nong dân, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới;
- Xác định các phương châm chính trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn mới;
- Cơ chế vận hành
III. MỤC TIÊU (Các sở, ban ngành căn cứ nhiệm vụ đề ra mục tiêu)
1. Mục tiêu tổng quát
- Về nông nghiệp;
- Về nông dân;
- Về nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và 2030
- Về nông nghiệp;
- Về nông dân;
- Về nông thôn.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (Các Sở, ban, ngành đề xuất giải pháp theo lĩnh vực được giao)
1. Nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng nhận thức mới về vai trò, nhiệm vụ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới;
- Đổi mới, đa dạng hình thức, phương pháp tuyên truyền: Coi trọng việc phổ biến những cách làm hay, mô hình tốt trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
- Xây dựng hệ thống lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để có cơ sở vững chắc cho phát triển nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới và giải quyết những vấn đề nông dân.
2. Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại
Tập trung chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường
3. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
- Ưu tiên thực hiện các giải pháp tạo động lực phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển đa dạng ngành nghề phi nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động ở nông thôn;
- Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp thu hút nhiều lao động ở nông thôn;
- Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch;
- Phát triển dịch vụ ở nông thôn.
4. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hoá, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách tập trung phát triển hệ thống hạ tầng cơ bản ở nông thôn (giao thông, điện, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, môi trường, công trình văn hoá xã, thôn), tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao nhanh hơn đời sống của cư dân nông thôn;
- Chú trọng nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, thể thao nông thôn, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội để nâng cao đời sống tinh thần và an ninh nông thôn;
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng về bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn;
- Chú trọng vận động và hỗ trợ người dân tham gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.
5. Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo;
- Đảm bảo an sinh xã hội.
6. Bảo vệ tài nguyên, môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
- Các giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường ở nông thôn
- Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai
7. Đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức sản xuất ở nông thôn thúc đẩy phát triển nông thôn gắn với xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
7.1. Về đổi mới cơ chế chính sách
a) Chính sách đất đai
- Theo hướng bảo vệ đất nông nghiệp linh hoạt, bảo vệ quyền lợi của người dân bị thu hồi đất;
- Phân phối hợp lý lợi ích khi chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp sang đất bất động sản;
- Thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai để thúc đẩy cơ giới hoá, sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
b) Chính sách tài chính, tín dụng
- Tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu chính phủ; huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Đẩy mạnh phát triển quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng HTX khu vực nông thôn
- Tiếp tục ưu tiên dành vốn tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đổi mới cơ chế, thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho nông dân và các đối tác kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển đối tác công tư
- Xây dựng cơ chế lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cùng một địa bàn.
8. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
- Phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trọng tâm là hợp tác xã trong nông nghiệp nông thôn; phát triển các hình thức liên kết
- Phát triển kinh tế trang trại
- Phát triển kinh tế hộ gia đình, cá thể
9. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông thôn
a) Giải pháp về giáo dục
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn gắn với việc làm sau đào tạo
b) Giải pháp về việc làm cho lao động nông thôn
10. Phát triển khoa học và công nghệ
(Các giải pháp cơ bản để KH & CN trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư)
11. Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế
a) Chủ động xây dựng chương trình phổ biến đến toàn dân những nội dung hiệp định, cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia có liên quan đến vấn đề tam nông
b) Chủ động xây dựng chương trình thể chế, bổ sung khung khổ pháp luật, hài hoà hoá tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam với khu vực và quốc tế tạo thuận lợi cho thương mại và dịch vụ phát triển.
c) Chủ động thực hiện các giải pháp phát triển thị trường nông sản trong nước và quốc tế.
12. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước; đổi mới phương thức quản lý, đảy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp
a) Sắp xếp về tổ chức và hoạt động của hệ thống bộ máy từ Trung ương đến cơ sở hoạt động hiệu quả thích ứng với cơ chế thị trường
- Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản lý nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương, làm rõ và tách bạch chức năng hành chính công và dịch vụ công, xoá bỏ trùng lặp; tăng cường hệ thống quản lý nhà nước về nông nghiệp cho cấp huyện, xã
- Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và dịch vụ công.
+ Đổi mới hệ thống dịch vụ công (giống, bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông, kiểm soát chất lượng nông sản...), đào tạo nghề theo hướng tăng xã hội hoá.
+ Tăng năng lực cho hệ thống quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (con người và trang thiết bị), đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
b) Xây dựng cơ chế chính sách xã hội hoá dịch vụ công trong nông nghiệp, nông thôn.
c) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và sự tham gia của nhân dân.
13. Những nhiệm vụ, giải pháp khác
........
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết