Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THPT Mô đun 5 giúp thầy cô tham khảo, để dễ dàng hoàn thiện bảo báo cáo của mình và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn Module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch tư vấn và hỗ trợ học sinh, đáp án trắc nghiệm Mô đun 5 THPT để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 5 của mình đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THPT
BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN
TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Họ và tên học sinh: Nguyễn Thị T - học sinh lớp 11C.
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: ............. GV bộ môn.
Lý do tư vấn, hỗ trợ: Học sinh gặp khó khăn trong học tập - Học sinh không có hứng thú trong học tập môn Vật lí.
1. Thu thập thông tin của học sinh về:
Qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: phụ huynh học sinh, các bạn trong và ngoài lớp của học sinh, giáo viên đã thu thập được những thông tin sau về học sinh:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi:
+ Suy nghĩ, cảm xúc: Học sinh luôn muốn thể hiện năng lực của mình, muốn tập trung cho việc học nhưng lại gặp trở ngại là cảm giác không hiểu bài, chán học trong mỗi giờ học Vật lí
+ Hành vi:
- Thường xuyên không ghi chép bài hoặc xin ra ngoài rất lâu mỗi khi đến giờ Vật lí.
- Thường xuyên quên làm bài tập, học bài cũ môn Vật lí.
- Trong giờ học thường có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, không tập trung học tập.
- Khả năng học tập:
- Đối với môn Toán và môn Vật lí: Học sinh thường không hiểu bài, không ghi chép bài học.
- Đối với những môn học khác: Học sinh vẫn có hứng thú trong giờ học.
- Bản thân học sinh là người có tố chất thông minh.
- Sức khỏe thể chất: Học sinh có bệnh lí về dạ dày khi mới học Tiểu học.
- Quan hệ giao tiếp:
- Với thầy cô: Học sinh vẫn luôn tôn trọng, lễ phép với giáo viên. Tuy nhiên, học sinh vẫn có sự e dè, nhút nhát khi nói chuyện, trao đổi với giao viên.
- Với bạn bè: Học sinh luôn hòa đồng, gần gũi, cởi mở.
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
- Học sinh chỉ có thể chia sẻ, nói chuyện với mẹ. Rất ít giao tiếp nói chuyện với bố và các thành viên khác trong gia đình.
- Cha mẹ áp đặt sẵn mục tiêu thi sau khi tốt nghiệp THPT là ở nhà phụ bố mẹ làm rẫy trong khi nguyện vọng của học sinh là trường Đại học Kinh tế TP HCM.
- Điểm mạnh: Học sinh thật thà, có tố chất thông minh, tư duy nhanh; dễ dàng chia sẻ với mẹ về mọi vấn đề trong học tập và cuộc sống.
- Hạn chế: Chưa tự tin, chủ động khi trao đổi với giáo viên.
- Sở thích: Chơi bóng chuyền.
- Đặc điểm tính cách: Cá tính, luôn coi trọng và đánh giá cao quan điểm, suy nghĩ, nhận định của cá nhân.
- Mong đợi/nguyện vọng của bản thân: Tìm lại được hứng thú và có phương pháp để học tốt môn Vật lí để có thể thực hiện được ước mơ thi đỗ trường Đại học Kinh tế TP HCM.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:
- Không có hứng thú trong giờ học Vật lí.
- Không chủ động, tự tin trao đổi với giáo viên dạy Vật lí.
- Không tập trung học trong giờ Vật lí.
- Kết quả học tập của môn Vật lí không cao như mong đợi.
- Kĩ năng sắp xếp thời gian học tập chưa tốt.
- Áp lực vì mong đợi của cha mẹ.
3. Xác định vấn đề của học sinh:
Vấn đề chính mà học sinh Nguyễn Thị T gặp phải trong thời gian nửa đầu học kì I lớp 11 là không có hứng thú trong giờ học Vật lí. Điều kiện nảy sinh và duy trì vấn đề của Nguyễn Thị T là do học sinh bị áp lực về việc học; kĩ năng quản lí thời gian và sắp xếp thời gian cho việc tự học không tốt; không thích nghi được với phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn; mong đợi và yêu cầu của cha mẹ khiến học sinh càng căng thẳng và lúng túng trong việc xác định phương pháp học tập ở môn Vật Lí.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh:
♦ Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
- Giúp học sinh có lại được hứng thú trong giờ học Vật Lí.
- Hướng dẫn học sinh cách kiểm soát cảm xúc và căng thẳng.
- Hướng dẫn, tư vấn học sinh cách phân bố thời gian và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả.
♦ Hướng tư vấn, hỗ trợ:
- Nói chuyện với phụ huynh học sinh để phụ huynh hiểu và động viên, khích lệ, chia sẻ giúp đỡ học sinh trong việc tự học ở nhà.
- Hướng dẫn học sinh cách xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động thường ngày hợp lí hơn.
- Tư vấn cho học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh để giải tỏa căng thẳng.
- Tổ chức các chuyên đề tư vấn cho lớp với các chủ đề như: “Học tập hiệu quả”; “Làm thế nào để quản lí thời gian tốt”; “ Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ”; “Kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong học tập”…
Việc xác định các hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên việc tôn trọng học sinh.
♦ Nguồn lực:
Bên cạnh việc giáo viên chủ nhiệm tư vấn, hỗ trợ cho học sinh, cần có sự hỗ trợ của gia đình học sinh, bạn học trong lớp, các thầy, cô trong tổ tư vấn tâm lí học đường và các giáo viên bộ môn.
♦ Sử dụng kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh:
- Giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh.
- Giáo viên trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn dạy Vật lý.
TT | T. gian | Tư vấn, hỗ trợ học sinh (Nội dung, phương pháp, Kỹ năng) | Người tư vấn | Phương tiện tư vấn, hỗ trợ |
1 | Tuần 1 | - Trao đổi thông tin về tình huống của em T với các bộ phận liên quan - Nắm bắt thông tin, thiết lập mối quan hệ đặc biệt với học sinh - Tư vấn độc lập - GV tìm hiểu những khó khăn về học tập của HS để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp (Trò chuyện, Nghiên cứu hồ sơ học sinh). - Kết hợp với gia đình, bạn bè để giúp em T có kỹ năng học tập (Thuyết phục) - Trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh. | GVCN, GVBM, Ban TVTL, GĐ học sinh GVCN GVCN | Trao đổi trực tiếp, sử dụng phiếu thu thập thông tin Trắc nghiệm khảo sát Hồ sơ học sinh Sổ ghi chép /biên bản |
2 | Tuần 2 | - Tư vấn độc lập - GV tiếp tục tìm hiểu những khó khăn về học tập của HS để từ đó đưa ra biện pháp (Trò chuyện) - Hỗ trợ việc ghi chép, hiểu bài, giải quyết bài tập, kiểm tra. - Cân bằng trong cuộc sống. - Giúp em tự tin trong học tập. - Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết trong học tập. - Trao đổi với phụ huynh học sinh | GVCN, GVBM Vật lí GVCN, GVBM Vật lí | Sổ ghi chép/biên bản Các sp học tập của học sinh |
3 | Tuần 3 | - Tiếp tục nội dung công việc như tuần 2 - Tổng kết kết quả, phản hồi với các bộ phận liên quan về xu hướng tiến bộ của học sinh. | GVCN, GVBM, Ban TVTL, GĐ học sinh | Số ghi chép Kết quả học tập Phản hồi của học sinh lớp 11C |
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn, hỗ trợ để giúp học sinh nhận diện và đối diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với sự căng thẳng, biết tự cân bằng và giải quyết những mâu thuẫn tương tự trong tương lai.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Sau thời gian hỗ trợ, tư vấn học sinh theo mục tiêu đề ra, giáo viên nên tổng kết lại những kết quả đạt được và những điều chưa làm được, lý giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên quan. Ngoài ra, sau khi tổng kết những thay đổi, sự tiến bộ của học sinh giáo viên sẽ đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa hay tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo.