Lớp cập nhật kiến thức Đảng viên đối tượng 5 bao gồm những nội dung chính sau: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kì đổi mới. Nhằm giúp cán bộ, Đảng viên cập nhật thêm kiến thức trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi mới như hiện nay. Mời các bạn cùng theo dõi mẫu bài thu hoạch lớp cập nhật kiến thức Đảng viên trong bài viết dưới đây:
Mẫu bài thu hoạch lớp cập nhật kiến thức Đảng viên đối tượng 5
Họ và tên:……………………………………..
Đơn vị:……………………………………….
Câu hỏi: Trình bày sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh ở Việt Nam?
Trả lời:
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
1. Sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội
Từ Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đã khắc phục được một số hạn chế trong nhận thức trước đây về chủ nghĩa xã hội, làm cho nhận thức về chủ nghĩa xã hội ngày càng sâu sắc hơn.
Đại hội VII của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong phát triển lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn 5 năm đổi mới, Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991). Cương lĩnh đã nêu sáu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng là:
- Do Nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đận đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với Nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đến Đại hội X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Nội hàm của khái niệm xã hội chủ nghĩa đã được Đại hội X nêu cụ thể hơn với tám đặc trưng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã hoàn thiện hơn quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp;
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển;
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh năm 1991 đã đề ra bảy phương hướng cơ bản:
Một là, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân.
Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nhiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác hữu nghị với tất cả các nước; trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.
Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Sau 25 năm đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đưa ra tám phương hướng cơ bản:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường;
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
- Thực hiện đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất;
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Ngay trong từng phương hướng này, trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thường xuyên đổi mới, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại.
2. Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trước đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự “quá độ gián tiếp” nghĩa là “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Trong công cuộc đổi mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã sử dụng cụm từ “bỏ qua chế độ tư bản” và xác định: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp”.
Đến Đại hội IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra cụ thể hơn: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
3. Vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về mô hình phát triển kinh tế
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, Đại hội VI mới xem việc sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ chỉ là “đặc trưng thứ hai” của cơ chế mới về quản lý kinh tế.
Đại hội VII xác định, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đồng thời cụ thể hóa một bước về chế độ công hữu, đó là công hữu “về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Tải file để tham khảo nội dung chi tiết!