Bài tập về nguyên phân và giảm phân - Tài liệu ôn tập môn Sinh học lớp 10

Bài tập về nguyên phân và giảm phân

Tài liệu ôn tập môn Sinh học lớp 10

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Sinh học, Download.vn xin giới thiệu tài liệu Bài tập về nguyên phân và giảm phân.

Bài tập về nguyên phân và giảm phân là tài liệu hữu ích tổng hợp các bài tập về nguyên phân và giảm phân có kèm lời giải chi tiết giúp các em học tốt môn Sinh học phần nguyên phân, giảm phân, ôn thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 10, lớp 11 hiệu quả. Nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bài tập về nguyên phân và giảm phân

Bài tập 1

10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu xuất thụ tinh của giao tử là 10 % và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân.

Hãy xác định:

  1. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó
  2. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích?

Cách giải

a. Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:

\left\{\begin{matrix} 2n(2^x - 1)10 = 2480  \\ 2n2^x10 = 2560 \end{matrix}\right. \rightarrow 2n = 8 (ruồi giấm)

2n.2x.10 = 2560 → x = 5

b. Số tế bào con sinh ra: 320

Số giao tử tham gia thụ tinh: \frac{128}{10}\times100\ =\ 1280

Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: \frac{1280}{320}=4 suy ra là con đực.

Bài tập 2:

Ở 1 loài ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực.

Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trường hợp còn lại đều không nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con.

  1. Tìm số ong thợ con và số ong đực con.
  2. Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?
  3. Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu?

Cách giải:

a. Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x

Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96

b. Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160

c. Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến

  • Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng
  • Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000
  • Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 trứng

............................................................

Tải về để xem thêm các bài tập và bài giải khác

Liên kết tải về

pdf Bài tập về nguyên phân và giảm phân

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 10

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK