Bài tập tiếng Việt lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 108 trang tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập tiếng Việt lớp 7 có trong chương trình sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Ôn tập phần Tiếng Việt 7 Kết nối tri thức được biên soạn đầy đủ kiến thức về ngữ pháp, ngữ âm và từ vựng tiếng Việt với đầy đủ các bài học trong phần Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa mới, mỗi bài được cấu tạo gồm các phần: củng cố kiến thức, các dạng bài tập và đáp án chi tiết kèm theo. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng đón đọc tại đây.
Bài tập tiếng Việt lớp 7 sách Kết nối tri thức
1. MỞ RỘNG CÂU
MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM CHỦ - VỊ
A. MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM CHỦ - VỊ
1. Khái niệm, đặc điểm
Thành phần chính của câu gồm chủ ngữ, vị ngữ.
Mở rộng thành phần chính của câu thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau:
+ Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ, ví dụ: “Điều các bạn nghĩ cũng là điều xưa nay tôi mộng tưởng." (Tô Hoài) hoặc vị ngũ, ví dụ: "Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi." (Tô Hoài).
+ Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ, ví dụ: "Gió thổi mạnh làm cho Sơn thấy lạnh và cay mắt." (Thạch Lam) hoặc vị ngữ, ví dụ: "Chị Dậu cũng nước mắt chảy qua gò má ròng ròng.” (Ngô Tất Tố).
2. Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ
Việc mở rộng thành phần chính bằng cụm từ làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn.
Ví dụ: Quyển sách rất hay.
Mở rộng chủ ngữ: Quyển sách bạn tặng cho tôi rất hay.
B. MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ
1. Khái niệm, đặc điểm
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu.
Mở rộng trạng ngữ của câu thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau:
+ Dùng từ hoặc cụm từ chính phụ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) bổ sung cho từ làm trạng ngữ.
Ví dụ: “Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm.” (Đoàn Giỏi); “Trong chuyến đi về Hà Tĩnh, quan Phó bảng Sắc lưu lại huyện Đức Thọ một thời gian.” (Sơn Tùng)
+ Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm trạng ngữ hoặc trực tiếp cấu tạo trạng ngữ.
Ví dụ: “Khi tôi cầm lọ muối lên thì thấy chú đã ngồi xổm xuống cạnh bếp.” (Đoàn Giỏi); “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá”(Tạ Duy Anh)
2. Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn.
Ví dụ: Trên con đường ấy, tôi có nhiều kỉ niệm đẹp.
Mở rộng trạng ngữ: Trên con đường làng thân quen ấy, tôi có nhiều kỉ niệm đẹp.
- việc miêu tả về con đường trở nên chi tiết, cụ thể hơn.
3. Bài tập thực hành
Bài tập 1:
Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.
a. Không ai biết tên thật của gã là gì. (Đoàn Giỏi)
b. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)
Bài tập 2:
Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:
a. Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm (Ngô Tất Tố)
b. Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía…(Đoàn Giỏi)
Bài tập 3:
Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.
a. Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)
b. Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phí Trường Giang)
c. Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần , sàng. (Hội thi thổi cơm)
Bài tập 4:
Ghép từng đôi câu rời sau đây thành một câu có chứa cụm chủ - vị làm thành phần mở rộng câu và chỉ ra cụm chủ vị đó.
a. Tôi mua quyển sách này hôm qua. Quyển sách này hay lắm.
b. Cảnh mặt trời mọc trên biển rất đẹp. Tôi rất thích cảnh ấy.
Bài 5. Tìm các cụm C-V làm thành phần câu trong các câu sau:
1. Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
2. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.
3. Nhà này cửa rất rộng.
4. Nó tên là Minh.
Bài 6. Tìm các cụm C-V làm phụ ngữ trong các câu sau:
1. Quyển sách mẹ cho con rất hay.
2. Tớ rất thích bức tranh bạn Hoài vẽ hôm nọ.
3. Chúng tôi hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.
4. Chúng tôi đoán rằng bạn Hồng sẽ đoạt giải nhất.
Bài 7. Hãy mở rộng những danh từ làm chủ ngữ trong những câu sau thành một cụm C-V làm chủ ngữ:
a. Người thanh niên ấy làm mọi người khó chịu.
b. Nam làm cho bố mẹ vui lòng.
c. Gió làm đổ cây.
Bài 8. Tìm các cụm C-V thích hợp làm phụ ngữ cho các danh từ trong những câu sau:
a. Bài báo rất hay.
b. Cuốn sách có nhiều tranh minh họa.
Bài 9. Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ của cụm từ trong các câu sau đây. Hãy cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong cụm từ nào.
1. Trong những lúc nhàn rỗi ấy, chúng tôi thường hay kể chuyện. Và tôi nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại.
2. Ông lão cứ ngỡ là mình còn chiêm bao.
3. Thầy giáo khen bài tập làm văn mà bạn Lan viết.
4. Quyển sách của tôi mua bìa rất đẹp.
5. Cái áo treo trên mắc giá rất đắt.
6. Bất cứ chuyến đò nào ông cũng kể được những tin tức mà mở đầu và kết thúc đều hết sức tự nhiên.
7. Chú khen cháu là kẻ có gan to, thua mà không nản chí.
Bài 10. Thêm cụm C-V vào chỗ chấm làm phụ ngữ cho danh từ.
1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn do /…/
2. Tôi chép lại bài thơ mà /…/
3. Tôi rất thích cái bài mà /…/
4. Vấn đề mà /…/ vẫn chưa được giải quyết.
Bài 11. Thêm cụm C-V vào chỗ chấm làm phụ ngữ cho động từ:
1. Mọi người đều lắng nghe /…/
2. Tôi nhìn thấy /…/
3. Tôi tin rằng /…/
Bài 12. Cho từng đôi câu sau. Hãy biến chúng thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ.
1. Trời trở rét. Đó là dấu hiệu của mùa đông.
2. Ai cũng phải tuân thủ luật lệ giao thông. Thầy giáo chủ nhiệm thường nhắc chúng tôi như vậy.
3. Bạn Bình đã kể chuyện này cho tôi. Tôi sẽ kể lại cho các bạn câu chuyện đó.
4. Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi học bằng chiếc xe đạp đó.
5. Sương muối xuống nhiều. Lúa mới cấy có nguy cơ hỏng.
Bài 13. Viết đoạn văn ngắn sử dụng câu có cụm C-V làm thành phần câu.
............
Tải file tài liệu để xem thêm Bài tập tiếng Việt Ngữ văn lớp 7