Nhằm tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên thanh niên về lịch sử vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam và của Đoàn THCS Hồ Chí Minh, Ban thường vụ tỉnh đoàn đã tổ chức cuộc thi "cảm nhận Thanh niên với đại hội Đoàn".
Đây là một cuộc thi thiết thực có ý nghĩa giúp đoàn viên, thanh niên thể hiện sự quan tâm, bày tỏ tâm tư, tình cảm đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sau đây, Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Mẫu bài dự thi viết cảm nhận Thanh niên với đại hội Đoàn được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Bài dự thi viết cảm nhận Thanh niên với đại hội Đoàn
Câu 1: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1931. Do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện nên. 8 Đoàn viên TNCS đầu tiên gồm có: Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng; Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh; Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất; Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự; Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông; Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ); Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ); Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh.
Câu 2: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trãi qua 10 lần Đại hội. Các mốc thời gian Đại hội là:
- Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ I (nhiệm kỳ 1950 - 1956): Tên gọi khi đó là Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 14-2-1950.
- Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II (nhiệm kỳ 1956 - 1961) diễn ra từ ngày 25-10 đến ngày 4-11-1956.
- Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 1961 - 1980) diễn ra từ ngày 23 đến ngày 25-3-1961.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 1980-1987) diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22-11-1980.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ V (nhiệm kỳ 1987 - 1991) diễn ra từ ngày 27 đến ngày 30-11-1987.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 1992 - 1997) diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18-10-1992.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII (nhiệm kỳ 1997-2002) diễn ra từ ngày 26 đến ngày 29-11-1997.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2002- 2007) diễn ra từ ngày 8 đến ngày 11-12-2002.
- Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2007-2012) diễn ra từ ngày 17 đến ngày 21-12-2007.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012-2017) diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14-12-2012.
Câu 3: Truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh qua 86 năm phát triển và trưởng thành là: Suốt 86 năm cống hiến và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn và tuổi trẻ nước ta đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ XHCN.
Truyền thống quý báu này đã tạo nên động lực vô giá xuyên suốt các thời kỳ lịch sử được thể hiện trong hành động cách mạng, nhất là ở những bước ngoặt của lịch sử.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều kiện nào, tuyệt đại bộ phận thanh niên ta luôn siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng lãnh đạo, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên đi đầu”, thế hệ trẻ nước ta luôn nêu cao tinh thần hăng hái sẵn sàng xung phong đến những nơi Tổ quốc cần, dù đó là biên cương hay hải đảo, dù công việc đó là mới mẻ hay khó khăn.
- Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ thù hay thiên tai.
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế luôn hòa quyện với nhau, thông cảm và đồng tâm hợp lực vì những mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại.
- Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý và quân sự… say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của Đảng.
Học ở nhà trường, học trong cuộc sống, học để làm người có ích cho xã hội luôn được các thế hệ thanh niên ta phấn đấu, thực hiện ngày càng tốt hơn.
Phát huy những truyền thống quý báu nêu trên, các thế hệ đoàn viên, hội viên, thanh niên, đội viên thiếu niên và nhi đồng ở nước ta đã tiếp bước theo nhau góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách đạt nhiều thắng lợi hết sức to lớn, những kỳ tích vẻ vang trong thế kỷ XX làm cho Tổ quốc XHCN của chúng ta có vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
Câu 4: Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên 7 lần.
Câu 5: Các phong trào lớn do Đoàn phát động từ khi thành lập Đoàn đến nay là:
Ngay sau khi thành lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô - Viết Nghệ Tĩnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước tòa án kẻ thù: "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác".
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I: "Chiến đấu và xây dựng tương lai", với truyền thống này hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch.
Tháng 5-1954, quân và dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc trường kỳ kháng chiến ấy đã xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ kiên cường, dũng cảm như: Trần Văn Ơn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu, Cù Chính Lan, Nguyễn Thị Chiên, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện...
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II: Phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà". Tuổi trẻ miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất để khôi phục kinh tế, cải tạo và xây dựng xã hội mới.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III: "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất".
Tháng 8-1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, tuổi trẻ Thủ đô đã phát động phong trào "Ba sẵn sàng". Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đoàn, phong trào đã phát triển sâu rộng trong cả nước.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV: Phong trào "Ba xung kích" thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V: "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI: Có 2 phong trào lớn là "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước", được đông đảo đoàn viên thanh niên cả nước hưởng ứng sôi nổi và nhiệt tình.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII: "Năm thanh niên Việt Nam". Từ thời điểm này phong trào "Thanh niên tình nguyện" có bước phát triển mới, đi vào thực tiễn.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII: Phong trào lớn "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam cùng siết chặt tay dưới lá cờ vinh quang của Đoàn.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới toàn diện, phấn đấu thực sự trở thành người bạn thân thiết của thanh niên, định hướng cho thanh niên đến với lý tưởng cách mạng và những giá trị cao đẹp, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
- Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X: Nêu cao khẩu hiệu "Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Đại hội đã quyết định tiếp tục triển khai 2 phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
- Trong nhiệm kỳ Đại hội, nhiều phong trào lớn của Đoàn được triển khai mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của đông đảo ĐVTN và tạo được hiệu ứng tốt đẹp trong cộng đồng xã hội như phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, “TN tham gia xây dựng văn minh đô thị”, các phong trào HS,SV như HS 3 rèn luyện, Khi tôi 18, SV 5 tốt; hay phong trào thi đua “4 nhất”, “3 trách nhiệm”, “Sáng tạo trẻ”... Phong trào “Thanh niên tình nguyện” có bước phát triển cả về chất lượng và số lượng với các hoạt động nổi bật, ý nghĩa như Chiến dịch TNTN hè, Tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, các hoạt động tình nguyện mùa đông, xuân tình nguyện, các hoạt động tình nguyện của y, bác sỹ trẻ, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn... Nhiều chương trình, cuộc vận động hướng về biển đảo thu hút sự quan tâm, tham gia của tuổi trẻ cả nước như “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”, “Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi”, “Góp đá xây Trường Sa”... với nội dung có nhiều đổi mới, sáng tạo đã thu hút được đông đảo thanh niên tham gia, được xã hội ghi nhận, ủng hộ và đánh giá cao.
- Cùng với đó, Đoàn TNCS HCM cũng tích cực tham gia vào nhiều sự kiện, hoạt động chính trị, đối ngoại quan trọng của tuổi trẻ trong khu vực và trên thế giới, góp phần vun đắp tình hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa thế hệ trẻ Việt Nam với các nước trên thế giới, trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc tham gia vào quá trình hội nhập của đất nước.
Câu 6: Nội dung của 2 phong trào lớn “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” do trung ương Đoàn phát động như sau:
* Nội dung chính của phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” là:
- Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
- Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữu gìn an ninh chính trị, trật tựu an toàn xã hội.
- Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ.
- Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
* Nội dung chính của phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” là:
- Đồng hành với thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học.
- Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm.
- Đồng hành với thanh niên nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa, tinh thần.
- Đồng hành với thanh niên phát triển kỹ năng xã hội.
Câu 7: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk ra đời ngày 15/11/1969. Đã trãi qua 10 kỳ Đại hội. Tóm tắt sơ lượng về các kỳ Đại hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk như sau:
Từ khi Đại hội lần thứ nhất tổ chức trong vùng căn cứ địa cách mạng đến nay, phong trào Đoàn Thanh niên của tỉnh Đắk Lắk đã trải qua một chặng đường phát triển trưởng thành vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Sau Đại hội lần thứ II được tổ chức tại Câu lạc bộ Lao động tỉnh (nay là Trung tâm Văn hóa tỉnh)
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ III, nhiệm kỳ 1979 - 1982 (diễn ra vào tháng 12/1979). Đại hội tiếp tục xác định nhiệm vụ trung tâm của Đoàn là: “Tăng cường công tác mặt trận của thanh niên; động viên thanh niên các dân tộc đi đầu trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Sau Đại hội, một trong những nhiệm vụ trung tâm của Đoàn là: vận động toàn thể đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đi đầu thực hiện thắng lợi chủ trương hợp tác hóa.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, nhiệm kỳ 1982 - 1987 (diễn ra vào tháng 12/1982). Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành đã đề ra Nghị quyết triển khai đồng bộ nhiều công tác lớn, trong đó tập trung kiện toàn bộ máy của Đoàn ở cơ sở Huyện, Thị và tương đương; chăm lo bồi dưỡng, giáo dục thanh niên; tích cực lựa chọn kết nạp thanh niên ưu tú vào Đoàn; quyết tâm nâng tỷ lệ đoàn viên thanh niên toàn tỉnh lên 35%, hoàn thành việc trao thẻ đoàn viên; thúc đẩy công tác của Hội Liên hiệp Thanh niên lên ngang tầm với tình hình, nhiệm vụ mới.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ V, nhiệm kỳ 1987 - 1992 (diễn ra vào tháng 8/1987). Đại hội đã đề ra những mục tiêu, phương hướng lớn nhằm đổi mới các mặt công tác của Đoàn, tạo sự chuyển biển trong phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa của tuổi trẻ, từng bước nâng cao vai trò chính trị của Đoàn lên ngang tầm với đòi hỏi của đất nước. Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn đã đề ra nhiều chủ trương cụ thể nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đoàn lần thứ V, với 4 nội dung cơ bản: xác định sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng với tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên; tập trung thực hiện dân chủ hóa mọi mặt hoạt động của Đoàn; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ VI, nhiệm kỳ 1992 - 1997 (diễn ra vào tháng 2/1992). Với tinh thần đổi mới theo phương châm “Chuyển trọng tâm hoạt động của Đoàn về cơ sở”, Đại hội đã xác định nội dung hướng mạnh xuống cơ sở, tập trung nâng cao chất lượng của công tác giáo dục chính trị cho đoàn viên thanh niên; nâng cao vai trò của Đoàn trong đời sống xã hội; đổi mới toàn diện phương thức hoạt động của Đoàn để tập hợp thế hệ trẻ đứng vào hàng ngũ.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ VII, nhiệm kỳ 1997 - 2002 (diễn ra vào tháng 4/1997). Đại hội đã có những nhận định hết sức đúng đắn về thực trạng, tiềm năng và vai trò của tuổi trẻ các dân tộc, từ đó đã ra Nghị quyết về phong trào thanh niên trong giai đoạn 1997 - 2002 với những mục tiêu và nội dung quan trọng, trong đó mục tiêu cơ bản nhất là: “Tiếp tục phát động 2 phong trào lớn là “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” một cách sâu rộng, hiệu quả… Phát huy tính xung kích, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tích cực tập hợp đoàn kết thanh niên, nhằm xây dựng Đoàn, Hội, Đội vững mạnh…”.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2002 - 2007 (diễn ra vào tháng 8/2002). Đại hội đã phát động phong trào “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong nhiệm kỳ, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi phát triển, có sức lan tỏa rộng lớn, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú, đa dạng để lại nhiều ấn tượng đẹp trong quần chúng nhân dân và tuổi trẻ, được dư luận xã hội ghi nhận và đánh giá cao. Chủ trương đổi mới công tác Đoàn và phong trào TTN “hướng về cơ sở” bước đầu được thực hiện có hiệu quả. Nhu cầu nguyện vọng chính đáng của ĐVTN ngày càng được quan tâm. Vai trò xung kích của ĐVTN tham gia phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được phát huy và duy trì. Thông qua hoạt động thực tiễn, chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội - Đội từng bước được nâng cao. Tổ chức Đoàn đã cung cấp nguồn lực kế cận xứng đáng cho Đảng, chính quyền các cấp.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX, nhiệm kỳ 2007 - 2012 (diễn ra vào tháng 9/2007). Đại hội đã phát động hai phong trào thi đua lớn trong toàn Đoàn, đó là “5 xung kích phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”. Trong nhiệm kỳ, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Đắk Lắk phát triển trên diện rộng, có sức lan tỏa rộng lớn và thu hút đông đảo tuổi trẻ tham gia với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú. Trong đó, các hoạt động Tháng Thanh niên, chiến dịch thanh niên tình nguyện hè hàng năm, đặc biệt là Năm thanh niên 2011 đã được dư luận xã hội đánh giá cao, để lại nhiều ấn tượng trong quần chúng nhân dân và tuổi trẻ. Trong nhiệm kỳ này, công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn được cấp bộ Đoàn quan tâm, đổi mới; Cuộc vận động “Tuổi trẻ Đắk Lắk học tập và làm theo lời Bác” đã tạo được sự chuyển biến mạnh trong nhận thức và hành động của tuổi trẻ. Công tác tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật… cho ĐVTN, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh được các cấp bộ Đoàn đặc biệt quan tâm tổ chức thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Đoàn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
- Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 - 2017 (diễn ra trong tháng 9/2012). Đại hội đã nhất trí thông qua phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào TTN tỉnh nhà nhiệm kỳ 2012-2017. Trong đó, xác định mục tiêu chung của cả nhiệm kỳ là: Xây dựng lớp thanh niên các dân tộc Đắk Lắk giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, ý thức công dân tốt, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, sống có văn hóa, nghĩa tình; nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên; chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng; phát huy vai trò xung kích, lao động sáng tạo của thế hệ trẻ, tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên xung kích trên mọi lĩnh vực, tích cực góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Nguyên.
Câu 8: Năm 2017 là năm tổ chức Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk lần thứ XI và Đại hộ Đoàn toàn quốc lần thức XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022. đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong việc phát huy vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp của sức trẻ, đoàn viên thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước và hội nhập quốc tế. Với vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ, tôi có cảm nhận và mong muốn về Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kỳ 2017 – 2022 như sau:
- Khi nhắc đến đoàn viên thanh niên, ai cũng biết rằng đây là lực lượng xung kích, năng động, sáng tạo. Đoàn viên thanh niên được thừa hưởng nhiều giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha anh đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa, …Chính vì lẽ đó, bản thân đoàn viên thanh niên ý thức rõ hơn ai hết vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đoàn viên thanh niên phải là những người trẻ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mặt khác, chúng ta cần xác định cho mình những giá trị sống đích thực. Bởi, một khi đoàn viên thanh niên có định hướng đúng, đoàn viên thanh niên sẽ sống đúng và làm đúng.
- Trước hết cần phải chú trọng việc nâng cao chất lượng đoàn viên trên cơ sở những tiêu chí, mô hình chất lượng đoàn viên, chất lượng chi đoàn.
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với BT và PBT các Chi đoàn thôn buôn nhất là về mặt phụ cấp để các đồng chí đó một phần an tâm, có tinh thần thoải mái và có trách nhiệm nhiều hơn trong công tác phong trào đoàn thanh niên.
- Mở các lớp tập huấn nhiều hơn cho cán bộ đoàn cơ sở.
- Có nhiều hơn nữa các cuộc Hội thao giao lưu VHVN và TDTT giữa các Chi đoàn để thắt chặt tình đoàn kết, để giao lưu và học hỏi giữa các đoàn viên trong các Chi đoàn trên địa bàn xã và các Chi đoàn bạn trong thành phố Buôn Ma Thuột.