Bài dự thi tìm hiểu bộ luật dân sự 2017 - Đáp án cuộc thi tìm hiểu bộ luật dân sự

Bài dự thi tìm hiểu bộ luật dân sự 2017

Đáp án cuộc thi tìm hiểu bộ luật dân sự

Cuộc thi tìm hiểu bộ luật dân sự 2017 tổ chức nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015 cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động và nhân dân. Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi viết gồm 3 phần: Trắc nghiệm, lý thuyết và tự luận trên giấy A4.

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2017

Họ và tên: ………………………; Giới tính:……..; Năm sinh: …………………..

Số CMND: ………………………; Do Công an …………… Cấp ngày……………

Đơn vị công tác: ……..………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú:………………………………………………….

Số điện thoại:………………………

PHẦN I. TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM

(Khoanh tròn câu trả lời đúng)

1. Hỏi: Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành khi nào và có hiệu lực kể từ ngày nào?

a) Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016.

b) Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2016.

c) Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017.

2. Hỏi: Bộ luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh những nội dung nào dưới đây?

a) Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân.

b) Quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác.

c) Quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

d) Phương án a và c.

3. Hỏi: Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung người nào dưới đây phải có người giám hộ?

a) Người mất năng lực hành vi dân sự.

b) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

c) Người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Hỏi: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh từ thời điểm nào?

a) Khi là bào thai.

b) Khi sinh ra.

c) Đủ 6 tuổi trở lên.

5. Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định việc giám hộ cho người này?

a) Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Tòa án nhân dân.

6. Hỏi: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan Nhà nước ở Trung ương, ở địa phương khi tham gia quan hệ dân sự thì thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?

a) Mệnh lệnh hành chính và không phải chịu trách nhiệm dân sự.

b) Bình đẳng với các chủ thể khác và phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

7. Hỏi: Ai là chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự?

a) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác khác không có tư cách pháp nhân.

b) Người đại diện theo ủy quyền.

c) Các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện theo ủy quyền.

8. Hỏi: Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải tuân thủ điều kiện nào sau đây?

a) Chủ thể có năng lực pháp lật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

d) Hình thức giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

e) Tất cả các phương án trên.

9. Hỏi: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp nào sau đây?

a) Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

b) Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

c) Tất cả các phương án trên.

10. Hỏi: Trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu thì sẽ có những hậu quả pháp lý nào đối với chủ thể giao dịch?

a) Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

b) Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

c) Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

d) Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

e) Tất cả các phương án trên.

11. Hỏi: Quyền đại diện được xác lập dựa trên căn cứ nào dưới đây?

a) Theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.

b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Theo điều lệ của pháp nhân.

d) Theo quy định của pháp luật.

e) Tất cả các phương án trên.

12. Hỏi: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm những biện pháp nào sau đây?

a) Cầm cố tài sản.

b) Thế chấp tài sản.

c) Đặt cọc.

d) Ký cược.

đ) Ký quỹ.

e) Bảo lưu quyền sở hữu.

g) Bảo lãnh.

h) Tín chấp.

i) Cầm giữ tài sản.

k) Tất cả các phương án trên.

13. Hỏi: Quyền nào dưới đây cho phép người không phải là chủ sở hữu có quyền trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác?

a) Quyền đối với bất động sản liền kề.

b) Quyền hưởng dụng.

c) Quyền bề mặt.

d) Tất cả các phương án trên.

14. Hỏi: Trong hợp đồng vay tài sản có lãi, thỏa thuận về lãi suất của các bên không được vượt quá mức lãi suất nào sau đây?

a) 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

b) 30%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

c) 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

15. Hỏi: Kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải có yêu cầu chia di sản trong thời hạn nào dưới đây?

a) 10 năm đối với cả bất động sản và động sản.

b) 20 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

c) 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

16. Hỏi: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc với điều kiện gì?

a) Được cha, mẹ đồng ý.

b) Được người giám hộ đồng ý.

c) Tất cả các phương án trên.

17. Hỏi: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc thì cần ít nhất mấy người làm chứng?

a) Ít nhất một người làm chứng.

b) Ít nhất hai người làm chứng.

c) Ít nhất ba người làm chứng.

18. Hỏi: Điều kiện nào dưới đây để lập di chúc hợp pháp?

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

c) Tất cả các phương án trên.

19. Hỏi: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào dưới đây?

a) Không có di chúc.

b) Di chúc không hợp pháp.

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

e) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

f) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.

g) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

h) Tất cả các phương án trên.

20. Hỏi: Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?

a) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ của người chết.

c) Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của người chết.

Đáp án phần Trắc nghiệm

1C; 2D; 3B; 4C; 5C; 6B; 7C; 8E; 9C; 10E; 11E; 12K; 13D; 14A; 15C; 16C; 17B; 18C; 19H; 20A.

Phần II. Trả lời Thi viết

Câu hỏi 1. Hãy kể tên những quyền nhân thân và phân tích điểm mới được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền này?

Trả lời:

Bộ luật dân sự quy định 26 quyền nhân thân từ Điều 26 đến Điều 51, bao gồm:

  • Quyền đối với họ, tên (Điều 26)
  • Quyền thay đổi họ, tên (Điều 27)
  • Quyền xác định dân tộc (Điều 28)
  • Quyền được khai sinh (Điều 29)
  • Quyền được khai tử (Điều 30)
  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31)
  • Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Điều 32)
  • Quyền hiến bộ phận cơ thể (Điều 33)
  • Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34)
  • Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35)
  • Quyền xác định lại giới tính (Điều 36)
  • Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37)
  • Quyền bí mật đời tư (Điều 38)
  • Quyền kết hôn (Điều 39)
  • Quyền bình đẳng vợ chồng (Điều 40)
  • Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41)
  • Quyền ly hôn (Điều 42)
  • Quyền nhận, không nhận cha, mẹ (Điều 43)
  • Quyền được nhận làm con nuôi (Điều 44)
  • Quyền đối với quốc tịch (Điều 45)
  • Quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở (Điều 46)
  • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 47)
  • Quyền tự do đi lại, cư trú (Điều 48)
  • Quyền lao động (Điều 49)
  • Quyền tự do kinh doanh (Điều 50)
  • Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51)

Tải file để tham khảo nội dung chi tiết!

Liên kết tải về

pdf Bài dự thi tìm hiểu bộ luật dân sự 2017
doc Bài dự thi tìm hiểu bộ luật dân sự 2017 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK