Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em" năm 2024 diễn ra từ ngày 01/3/2024 đến 01/04/2024.
Cuộc thi giúp học sinh có thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề bạo lực học đường và lao động trẻ em.
Nhận viết bài theo yêu cầu, sử dụng độc quyền, không trùng với các mẫu trên mạng. Liên hệ: 0936120169.
Bài dự thi Phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em
Mẫu bài viết dự thi bạo lực học đường
Dàn ý bài dự thi bạo lực học đường
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề bài viết: phòng ngừa bạo lực học đường.
2. Thân bài
a. Bạo lực học đường là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP giải thích về bạo lực học đường như sau:
Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các tổ chức, cơ sở giáo dục.
b. Biểu hiện của bạo lực học đường
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;
- Xâm hại thân thể, sức khỏe;
- Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học.
c. Hậu quả của bạo lực học đường
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, thân thể.
- Ảnh hưởng về tâm lí, tinh thần.
d. Giải pháp phòng ngừa bạo lực học đường
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về:
- Phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên;
- Phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên;
- Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường.
- Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.
- Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề: ý nghĩa của việc phòng ngừa bạo lực học đường.