Tự đánh giá: Cánh diều tuổi thơ giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 82, 83 để chuẩn bị thật tốt cho tiết Tự đánh giá đạt kết quả cao.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tự đánh giá: Cánh diều tuổi thơ của Bài 6: Ước mơ của em - Chủ điểm Măng non theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Tự đánh giá: Cánh diều tuổi thơ Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 82, 83
A. Đọc và làm bài tập
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này, tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
Theo Tạ Duy Anh
(:) Giải nghĩa từ:
- Mục đồng: trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu...
- Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư
- Khát vọng: điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ
- Tuổi ngọc ngà: tuổi thơ, tuổi trẻ đẹp đẽ
- Khát khao: mong muốn, đòi hỏi thiết tha
Câu 1: Nội dung bài văn là gì? Tìm ý đúng:
A. Tả các loại sáo diều: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,...
B. Kể về những buổi thả diều của học sinh thành phố.
C. Giới thiệu trò chơi thả diều và ích lợi của trò chơi ấy.
D. Viết về cảm xúc của đám trẻ mục đồng với trò chơi thả diều.
Đáp án: D
Câu 2: Bài văn sử dụng những động từ nào để tả niềm vui của đám trẻ? Tìm ý đúng:
A. thi, thả, gọi
B. vi vu, trầm bổng, mềm mại
C. hò hét, vui sướng, phát dại
D. chiều chiều, bãi thả, đám trẻ
Đáp án: C
Câu 3: Các hình ảnh đẹp ở đoạn 3 thể hiện điều gì? Tìm ý đúng:
A. Thể hiện vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm và niềm vui của đám trẻ mục đồng.
B. Thể hiện vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm và khát vọng gửi theo cánh diều
C. Thể hiện niềm vui và vẻ đẹp của cảnh thả diều ban đêm.
D. Thể hiện niềm vui và khát vọng chinh phục bầu trời bao la.
Đáp án: D
Câu 4: Tìm động từ trong các câu sau:
a) Cánh diều như đang trôi trên dải Ngân Hà.
b) Khát vọng cứ cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi.
Trả lời:
Các động từ trong hai câu trên là:
a) trôi
b) cháy
Câu 5: Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Hãy viết một đoạn văn tưởng tượng cảnh Tin-tin và Mi-tin (trong vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”) bước vào khu vườn kì diệu.
b) Tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời, hãy viết một đoạn văn tả cánh diều được tự do bay lượn và cảm xúc của em khi đó.
Gợi ý:
a, Tin-tin, Mi-tin khám phá nhiều thứ quả to dị thường ở Khu vườn kì diệu. Nào là nho to như quả lê, không cầm nổi, phải treo trên đầu cây gậy. Rồi Mi-tin trông thấy em bé đẩy xe đầy những quả táo to như những quả dưa đỏ, nó khiến cậu bật hỏi xem phải là dưa đỏ không. Em bé có dưa đỏ vui vẻ giải thích đó là táo. Chưa hết kinh ngạc vì táo, Mi-tin nom thấy một chiếc xe đẩy chất đầy dưa nhưng quả nào quả nấy to như quả bí đỏ. Mi-tin không phải nghĩ ngợi lâu, cô được em bé có dưa giải thích ngay đây là dưa chứ không phải là bí đỏ.
B. Tự nhận xét
Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?