Trang chủ Học tập Lớp 4 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo

Bài 5 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ CTST

Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

Giải Lịch sử - Địa lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 20, 21, 22.

Qua đó, giúp các em kể tên được một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, kể được một số cách thức khai thác tự nhiên. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 5 Chủ đề 2: Trung du và miền núi Bắc Bộ. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

c">Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 5
d">1. Dân cư
  • e">2. Một số cách thức khai thác tự nhiên
  • Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 22
  • Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 22
  • c" style="text-align:center">Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 5

    d">1. Dân cư

    Quan sát các hình 1, 2, 3 và đọc thông tin, em hãy:

    • Kể tên một số dân tộc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
    • Xác định trên lược đồ những khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km2, trên 200 người/km2.
    • Nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    Quan sát các hình 1, 2, 3

    Trả lời:

    - Một số dân tộc sinh sống tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Kinh, Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...

    - Xác định:

    • Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km² là: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.
    • Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.

    - Nhận xét: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều:

    • Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc;
    • Ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.

    e">2. Một số cách thức khai thác tự nhiên

    Quan sát các hình 4, 5, 6 và đọc thông tin, em hãy kể tên một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    Quan sát các hình 4, 5, 6

    Trả lời:

    Một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

    • Làm ruộng bậc thang;
    • Xây dựng các công trình thuỷ điện;
    • Khai thác khoáng sản.

    Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 22

    Câu 1

    Tại sao vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều nhà máy thủy điện lớn?

    Trả lời:

    Nhà máy thủy điện là những nhà máy được vận hành dựa trên năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Vì thế với địa hình cao, bị cắt xẻ mạnh cùng với nhiều sông lớn là điều kiện thuận lợi để xây dựng các đập chứa nước. Vì thế, ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều nhà máy thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La,....

    Câu 2

    Em hãy chọn thông tin ở cột A cho phù hợp với thông tin ở cột B về mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    AB
    1. Địa hình dốc, nhiều đồi núia) Xây dựng các nhà máy thủy điện
    2. Sông ngòi lớn, dốc, nhiều nướcb) Xẻ sườn núi, làm ruộng bậc thang
    3. Nguồn khoáng sản phong phúc) Khai thác mỏ

    Trả lời:

    1 - b2 - a3 - c

    Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 5 trang 22

    Câu 1

    Tìm hiểu và giới thiệu về một dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    Trả lời:

    Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.

    Câu 2

    Vẽ một bức tranh về ruộng bậc thang

    Trả lời:

    Học sinh tham khảo bức tranh dưới đây:

    Câu 2

    Câu 2

    Liên kết tải về

    pdf Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
    doc Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 1

    Chủ đề liên quan

    Học tập

    Lớp 4

    Lịch sử và Địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo

    Chia sẻ

    Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

    Có thể bạn quan tâm

    Được tải nhiều nhất

    Bài viết mới nhất

    Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

    Điều khoản dịch vụ

    Copyright © 2021 HOCTAPSGK