Giải Khoa học lớp 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước giúp các em học sinh lớp 4 hiểu rõ hơn vai trò của nước, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong Khoa học 4 Cánh diều trang 9, 10, 11, 12.
Với lời giải Khoa học 4 Bài 2 các em sẽ nêu được các thể, sự chuyển thể của nước và vẽ được sơ đồ sự chuyển thể của nước. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Bài 2 Chủ đề 1: Chất sách Cánh diều. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho bài học này:
Giải Khoa học 4 Bài 2: Sự chuyển thể của nước
Trả lời câu hỏi quan sát Khoa học 4 Cánh diều Bài 2
Câu hỏi quan sát trang 9
Nước ở trong các hình dưới đây tồn tại ở những thể nào: Thể lỏng, thể khí hay thể rắn?
Trả lời:
- Hình 1: Nước tồn tại ở thể lỏng.
- Hình 2: Nước tồn tại ở thể rắn.
- Hình 3: Nước tồn tại ở cả thể lỏng và thể khí.
Câu hỏi quan sát trang 10
Câu 1: Cho biết thể của nước trong các trường hợp sau.
- Nước trong khay trước và sau khi cho vào ngăn đá tủ lạnh 8 giờ.
- Nước đá trong cốc trước và sau khi đặt ở ngoài không khí 1 giờ.
Trả lời:
- Nước trong khay trước khi cho vào ngăn đá tủ lạnh ở thể lỏng, sau khi cho vào ngăn đá tủ lạnh 8 giờ chuyển sang thể rắn.
- Nước đá trong cốc trước khi đặt ở ngoài không khí ở thể rắn và khi đặt ngoài không khí 1 giờ chuyển sang thể lỏng.
Câu 2: Hoàn thành sơ đồ sự chuyển thể của nước theo gợi ý sau.
Trả lời:
Câu hỏi quan sát trang 12
Dựa vào những gợi ý dưới đây, hãy chỉ trên sơ đồ và nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Trả lời:
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
Dưới sức nóng của Mặt Trời, nước trên bề mặt Trái Đất bay hơi vào không khí. Hơi nước lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành những giọt nước rất nhỏ tạo ra những đám mây. Các giọt nước trong đám mây hợp lại thành những giọt nước lớn hơn rơi xuống về mặt Trái Đất tạo thành mưa.
Trả lời câu hỏi và thảo luận Khoa học 4 Cánh diều Bài 2
Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước theo gợi ý sau.
Trả lời:
Hoàn thành sơ đồ.
Giải Luyện tập, vận dụng Khoa học 4 Cánh diều Bài 2
Luyện tập, Vận dụng trang 11
Câu 1: Nêu một số ví dụ có sự bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và nóng chảy của nước trong tự nhiên.
Trả lời:
Một số ví dụ có sự bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và nóng chảy của nước trong tự nhiên:
- Bay hơi: Khi chế biến thức ăn, nước trong món ăn sẽ bay hơi chuyển thành thể khí.
- Ngưng tụ: Khi đun sôi nước, sau đó mở vung nồi ra sẽ thấy các hạt nước đọng lại trên vung nồi.
- Đông đặc, nóng chảy: Ở những vùng thời tiết lạnh dưới âm độ, hơi ẩm trong không khí hoặc nước mưa sẽ ngưng tụ thành tuyết hoặc đá. Sau khi nắng lên, thời tiết ấm hơn thì tuyết hoặc đá sẽ bị tan chảy và chuyển sang thể lỏng.
Câu 2: Hãy nêu cách lấy nhanh những viên nước đá ra khỏi khay làm đá dựa vào sự chuyển thể của nước.
Trả lời:
Cách lấy nhanh những viên nước đá ra khỏi khay làm đá dựa vào sự chuyển thể của nước: Đổ một ít nước nóng vào những viên đá trong khay.
Câu 3: Vì sao khi phơi nước biển dưới ánh nắng mặt trời, ta sẽ thu được muối?
Trả lời:
Khi phơi nước biển dưới ánh nắng mặt trời, ta sẽ thu được muối vì nước sẽ bị bay hơi, chỉ còn lại muối trong nước.
Luyện tập, Vận dụng trang 12
Câu 1: Trò chơi “Tôi là nước”. Kể về cuộc “phiêu lưu” của nước trong tự nhiên.
Trả lời:
Kể về cuộc “phiêu lưu” của nước trong tự nhiên: Tôi là nước, tôi có khắp mọi nơi trên trái đất: trong những bông hoa, chiếc lá hay thậm chí là trong lòng đất. Kẻ thù của chúng tôi là ông Mặt Trời vì sức nóng của ông ấy làm cho chúng tôi bị bay hơi. Chúng tôi bay lên không trung thật cao thật cao. Nếu như may mắn gặp được bạn Lạnh thì chúng tôi ngưng tụ lại thành những hạt nước rất rất nhỏ và tạo thành các đám mây. Những đứa như tôi ở trong đám mây hợp lại tạo thành một cộng đồng mà người ta gọi là mưa và quay trở lại Trái Đất.
Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo ý tưởng của em và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên theo ý tưởng của em: