Trang chủ Học tập Lớp 4 Lịch sử và Địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo

Bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí Chân trời sáng tạo

Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

Giải Lịch sử - Địa lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo trang 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Qua đó, các em sẽ kể được một số phương tiện hỗ trợ học tập như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, sử dụng được một số phương tiện môn học vào học tập môn Lịch sử - Địa lí. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 1 Chủ đề Mở đầu. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử - Địa lí 4 Chân trời sáng tạo Bài 1

1. Bản đồ, lược đồ

Câu 1: Quan sát hình 1, em hãy:

  • Kể tên các yếu tố của bản đồ và xác định các hướng: bắc, nam, đông, tây trên bản đồ.
  • Kể tên các dãy núi và cao nguyên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hình 1

Trả lời:

* Kể tên các yếu tố của bản đồ và xác định các hướng:

  • Các yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ.
  • Xác định các hướng: bắc, nam, đông, tây (học sinh quan sát hình 1 và tự thực hiện).

* Kể tên các dãy núi và cao nguyên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Dãy núi: Hoàng Liên Sơn; cánh cung Sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn; cánh cung Đông Triều.
  • Cao nguyên: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.

Câu 2: Quan sát hình 2, em hãy:

  • Xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
  • Nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa.

Hình 2

Trả lời:

  • Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn.
  • Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40.

2. Biểu đồ

Quan sát hình 3, em hãy cho biết:

  • Các yếu tố của một biểu đồ.
  • Biểu đồ thể hiện nội dung gì về dân số các vùng.
  • Vùng có số dân lớn nhất, nhỏ nhất. Số dân các vùng đó là bao nhiêu?

Hình 3

Trả lời:

  • Các yếu tố của một biểu đồ gồm: tên biểu đồ; chú giải và các thông tin trên biểu đồ.
  • Biểu đồ hình 3 thể hiện về số lượng dân cư giữa các vùng ở Việt Nam năm 2020.
  • Vùng có số dân nhiều nhất là Nam Bộ (với 36 triệu người); vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên (với 6 triệu người).

3. Bảng số liệu

Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết:

  • Các yếu tố của một bảng số liệu.
  • Bảng số liệu thể hiện nội dung gì về các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên?
  • Tên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1000 m.

Bảng số liệu

Trả lời:

  • Các yếu tố của một bảng số liệu bao gồm: tên bảng số liệu; các thông tin mà bảng số liệu thể hiện.
  • Bảng số liệu trên thể hiện: độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.
  • Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình trên 1000 m.

4. Sơ đồ

Quan sát hình 4, em hãy cho biết:

  • Tên sơ đồ.
  • Nội dung chính của sơ đồ đó.
  • Có bao nhiêu cổng thành trong sơ đồ.

Hình 4

Trả lời:

  • Tên sơ đồ: Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.
  • Nội dung chính của sơ đồ: mô tả cấu trúc và vị trí của các di tích trong thành Cổ Loa.
  • Có 9 cổng thành trong sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa.

5. Tranh ảnh

Quan sát hình 5, em hãy cho biết:

  • Nội dung của hình ảnh.
  • Ý nghĩa của hình ảnh.

Hình 5

Trả lời:

  • Nội dung của hình ảnh: thể hiện về công trình nhà đa năng được xây dựng khang trang trên đảo Cô Lin (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
  • Ý nghĩa của hình ảnh: phản ánh về một biện pháp nhằm thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.

6. Hiện vật

Quan sát hình 6, em hãy cho biết:

  • Nội dung của hiện vật.
  • Ý nghĩa của hiện vật.

Hình 6

Trả lời:

  • Nội dung của hiện vật: gạch lát nền in nổi hình hoa bằng chất liệu đất nung (thời Lý).
  • Ý nghĩa của hiện vật: cho thấy sự phát triển của thủ công nghiệp ở Đại Việt vào thời Lý; đồng thời phản ánh trình độ kĩ thuật, tư duy thẩm mĩ, năng lực sáng tạo và sự lao động miệt mài của các nghệ nhân.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 1 trang 10, 11

Câu 1

Em hãy hoàn thành sơ đồ sau:

Câu 1

Trả lời:

Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí:

  • Bản đồ, lược đồ
  • Biểu đồ
  • Bảng số liệu
  • Sơ đồ
  • Tranh ảnh
  • Hiện vật

Câu 2

Dựa vào hình 7, em hãy cho biết:

  • Tên lược đồ.
  • Các kí hiệu trên lược đồ.
  • Tên một cao nguyên ở phía bắc và một cao nguyên ở phía nam của vùng Tây Nguyên.

Câu 2

Trả lời:

- Tên lược đồ: Lược đồ địa hình vùng Tây Nguyên

- Các kí hiệu trên lược đồ:

  • Thành phố
  • Thủ đô
  • Vườn quốc gia
  • Điểm độ cao
  • Sông
  • Hồ
  • Ranh giới vùng
  • Biên giới quốc gia
  • Núi

- Tên một cao nguyên ở phía bắc và một cao nguyên ở phía nam của vùng Tây Nguyên:

  • Phía bắc: Cao nguyên Kon Tum
  • Phía nam: Cao nguyên Di Linh

Câu 3

Hình 8 và 9 cho em biết điều gì?

Câu 3

Trả lời:

Hình 8 cho biết một chiếc rìu gót vuông trang trí cảnh chó săn hươu là công cụ lao động của người Việt cổ.

Hình 9 là cảnh chó săn hươu, là hình vẽ từ rìu gót vuông

Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 1 trang 11

Em hãy sưu tầm một bản đồ hoặc lược đồ hành chính về tỉnh hoặc thành phố nơi em sống và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.

Tên bản đồ hoặc lược đồ?
Các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ?
Tên các tỉnh, thành phố tiếp giáp?

Gợi ý:

Vận dụng

Tên bản đồ hoặc lược đồBản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
Các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ

Thành phố - Tỉnh lỵ, Thị xã, Thị trấn huyện lỵ, Thị trấn, Thị Tứ, Cảng, Bến phà, Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường đê, Đường sắt, ranh giới tỉnh, ranh giới huyện, sông suối

Tên các tỉnh, thành phố tiếp giápHà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên

Liên kết tải về

pdf Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
doc Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK