Trang chủ Học tập Lớp 6 Khoa học tự nhiên 6 KNTT

5 Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 cấp Huyện (Có đáp án)

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án)

5 Đề thi HSG Khoa học tự nhiên 6 cấp Huyện

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 cấp Huyện gồm 5 đề thi, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề thi thật nhuần nhuyễn, để nắm được các dạng bài tập thường gặp, ôn thi học sinh giỏi hiệu quả.

Với 5 đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6, còn giúp thầy cô giao đề ôn tập cho học sinh của mình thuận tiện hơn. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học sinh giỏi năm 2023 - 2024:

Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 - Đề 1

PHÒNG GD&ĐT......
TRƯỜNG PTDTBT THCS.....
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 03 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: KHTN 6
Thời gian làm bài: 120 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):

Câu 1. Hãy chỉ ra vật thể tự nhiên

A. Cái cuốc
B. Dãy núi
C. Bức tranh
D. Bút chì

Câu 2: Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn

A. Vỏ ngoài, (2) vỏ protein, (3) Phần lõi.
B. Vỏ protein, (2) vỏ ngoài, (3) Phần lõi.
C. Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) vỏ ngoài.
D. Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) vỏ protein.

Câu 2

Câu 3. Cho các phát biểu sau đây

(1) Dung môi chỉ có thể là nước.

(2) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

(3) Chỉ có chất rắn mới hòa tan được trong nước.

(4) Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí.

(5) Quá trình hòa tan một chất rắn sẽ xảy ra nhanh hơn nếu chất đó được khuấy, trộn hoặc nghiền thành hạt nhỏ mịn.

(6) Chất không tan trong nước thì cũng không tan trong các dung môi khác.

Số phát biểu đúng là

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.

A. Vùng nhân.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Màng tế bào.

Câu 4

Câu 5. Tính chất nào sau đây của đường là tính chất vật lý

A. Chất khí, màu trắng, tan trong nước, vị ngọt.
B. Chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, vị ngọt.
C. Chất rắn, có thể cháy được, tan trong nước, vị ngọt.
D. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, vị ngọt.

Câu 6: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh
B. Nguyên sinh
C. Nấm
D. Thực vật

Câu 7. Cho các vật dụng sau: pin máy tính, túi giấy, hộp nhựa, ống hút làm từ bột gạo, đũa tre. Số vật dụng được xem là thân thiện với môi trường

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 8: Có 3 tế bào cùng lớn lên và sinh sản liên tiếp 2 lần sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?

A. 6.
B. 8.
C. 10.
D. 12.

Câu 9. Cho các phát biểu sau:

1. Mưa rơi là hiện tượng tự nhiên do hơi nước ngưng tụ.

2. Băng tan là hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc.

3. Sôi là sự chuyển thể xảy ra tại nhiệt độ xác định.

4. Sự sôi là Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.

5. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

6. Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

7. Sự chuyển thể của nước từ lỏng sang rắn gọi là sự ngưng tụ

Số phát biểu đúng là

A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 6.

Câu 10: Cho các hiện tượng sau đây

(1) Quả bưởi rụng trên cây xuống.

(2) Hai nam châm hút nhau

(3) Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước

(4) Dùng tay kéo dãn một lò xo rồi thả tay, lò xo bật trở lại hình dạng ban đầu

(5) Chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào

Có bao nhiêu hiện tượng là kết quả tác dụng của lực hút Trái Đất

A. 2
B. 1
C. 3
D. 4

Câu 11. Vitamin nào sau đây Không tan trong dầu.

A. Vitamin A
B. Vitamin C
C. Vitamin K
D. Vitamin E

Câu 12: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?

A. Nấm men
B. Vi khuẩn
C. Nguyên sinh vật
D. Virus

Câu 13: Cho các phát biểu sau về cách đo khối lượng:

(1) Khi đo khối lượng bằng cân đồng hồ cần thực hiện 6 bước;

(2) Trước khi đo cần phải ước lượng khối lượng vật cần đo;

(3) Hãy chọn một loại cân bất kì mà em thích để đo một cách chính xác nhất.

(4) Khi đã chọn được cân phù hợp, ngay lập tức đặt dứt khoát vật cần cân lên cân;

(5) Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

(6) Đọc và ghi kết quả theo vạch chia phía bên phải đầu kim của cân..

Số phát biểu chưa đúng là:

A. 4
B. 2.
C. 3.
D. 1.

Câu 14: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2

Câu 15: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A.Cơ năng
B. Điện năng
C. Hóa năng
D. Quang năng

Câu 16: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

A. Quả bóng bị Trái Đất hút
B. quả bóng đã thực hiện công
C. thế năng của quả bóng đã chuyển hóa thành động năng
D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí

Câu 17: Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0°C và 22 cm ở 100°C. Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thuỷ ngân là 8 cm; 20 cm?

A. 80 độ
B. 90 độ
C. 60 độ
D. 70 độ

Câu 18: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

A. Gấu, mèo, dê, cá heo
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
D. Tôm, muỗi, lợn, cừu

Câu 19: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có

A. trọng lực.
B. lực hấp dẫn.
C. lực ma sát.
D. lực búng của tay.

Câu 20: Đa dạng sinh học KHÔNG biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

A. Đa dạng môi trường.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng nguồn gen

II. Tự luận: 14đ

Câu 1 (4,2đ)

1. (2đ) Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình :

a) Một thể tích không khí là bao nhiêu ?

b) Một thể tích khí oxi là bao nhiêu (Coi thể tích oxygen chiếm 21% thể tích của không khí)?

2. (2,2đ) Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em nam độ tuổi 13-15 là 2500 -2600kcal/ngày. Trong khẩu phần ăn của bạn Hoàng 14 tuổi gồm có: 280 gam carbohydrate, 90 gam lipid, 250gam protein và nhiều loại vitamin, muối khoáng khác. Biết hiệu suất hấp thụ của cơ thể đối với carbohydrate là 90%, đối với lipid là 80%, đối với protein là 60% và 1 gam carbonhydrate tạo ra 4,3 kcal; 1 gam lipid tạo ra 9,3 kcal; 1 gam protein tạo ra 4,1 kcal. Em hãy tính năng lượng hấp thu trong ngày của bạn Hoàng? Năng lượng đó có đủ với nhu cầu của hàng ngày không
Câu 2 (2,2 điểm):

a) Một lò xo dài thêm 10 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm.

b) Tại nột nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1 410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?

Câu 3. (2,0 điểm):

a) Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

b) Có 4 đồng tiền xu, trong đó có 4 đồng tiền thật có khối lượng khác đồng tiền giả, và 1 đồng tiền giả. Hãy nêu cách để để lấy được một đồng tiền thật sau một lần cân.

Câu 4: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số lượng các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới.

a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào?

b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào?

c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào mới. Tế bào đó đã trải qua mấy lần sinh sản?

d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.

Câu 5:

a. Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng vaccine và tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên.

b. Bác sĩ luôn khuyên chúng ta "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ đưa ra lời khuyên như vậy.

c. Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới Thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới Động vật.Ý kiến của em là gì?

d. Hãy chỉ ra dấu hiệu hình thái để nhận biết nấm độc trong tự nhiên?

ĐÁP ÁN

I- TRẮC NGHIỆM

CÂUĐÁP ÁNCÂUĐÁP ÁN
1B11B
2C12A
3C13A
4A14B
5D15B
6D16D
7C17B
8D18A
9A19C
10A20D

II- TỰ LUẬN

Câu

Hướng dẫn giải

Điểm

1

1.a. Đổi 0,5m3= 0,5.1000 = 500 d = 500 (lít)

0,25đ

Trong một ngày đêm 1 người lớn tuổi cần một lượng không khí là: 500.24 = 12000 (lít).

0,5đ

b. Do thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí nên thể tích oxi mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình là:

\frac{21}{100}.12000=2520 lít

0,5đ

Do cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi trong không khí nên thể tích oxi cơ thể mỗi người giữ lại trong một ngày đêm là:

\frac{1}{3}.2520=\ 840\ lít

0,25

0,5

2 (2,2đ). - Khối lượng carbohydrate hấp thụ: 320 x 90% = 288g.

0,3

- Khối lượng lipid hấp thụ: 90 x 80% = 72g

0,3

- Khối lượng protein hấp thụ: 250 x 60% = 150 g.

0,3

- Năng lượng sinh ra từ 288g cabohydrate: 288 x 4,3 = 1238,6 kcal.

0,3

- Năng lượng sinh ra từ 72g lipid: 72 x 9,3 = 669,6 kcal

0,3

- Năng lượng sinh ra từ 150g protein: 150 x 4,1 = 615 kcal

0,3

- Tổng năng lượng hấp thụ trong ngày: 1238,6 + 669,6 + 615 = 2532,5 kcal

0,2

Như vậy, khẩu phần ăn của bạn Dũng là hợp lí vì đủ năng lượng và đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

0,2

Câu 2

(2,2 điểm)

a) Khi treo thêm vào lò xo vật có trọng lượng 15N thì tổng trọng lượng treo vào lò xo là 35 N

0,25

Theo đề bài khi treo vật có trọng lượng 20 N thì lò xo dài thêm 10 cm => Δl1 = 10cm

0,25

Vì độ dãn của lò xo tỉ lệ với trọng lượng vật treo vào lò xo

0,25

Nên \frac{Δl_1}{Δl_2}=\frac{P_1}{P_2}\frac{Δl_1}{l_2-l_0}=\frac{20}{35}

0,25

Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 20 cm nên thay vào biểu thức trên ta được \frac{10}{l_2-20}=\frac{20}{35}

0,25

=> l2 = 37,5 cm

0,25

b) Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là:

1410: 30 = 47 hộp

0.25

Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là:

408: 8 = 51 hộp

0,25

Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An.

0,2

Câu 3

(2,0 điểm)

a) Đổi 50 m/s = 180 km/h.

0,25

Vì máy bay 2 bay cao hơn và có vận tốc lớn hơn máy bay 1 nên máy bay 2 có thế năng và động năng lớn hơn máy bay 1

0,25

Vì vậy cơ năng của máy bay 2 lớn hơn máy bay 1

0,25

b)

Bước 1: Điều chỉnh cân (điều chỉnh vị trí số 0)

0,25

Bước 2: Phân 5 đồng xu thành 3 nhóm: nhóm 1 và nhóm 2 mỗi nhóm có 2 đồng. nhóm 3 có 1 đồng.

0,25

Bước 3: Đặt các nhóm 1 và 2 lên 2 đĩa cân.

0,25

+ Nếu cân thăng bằng thì đây là 4 đồng tiền thật. chỉ cần lấy 1 trong 4 đồng tiền này.

0,25

+ Nếu cân không thăng bằng, chứng tỏ trong 4 đồng này sẽ có 1 đồng tiền giả

Vậy đồng tiền trong nhóm 3 là đồng tiền thật. chỉ cần lấy đồng tiền trong nhóm thứ 3.

0,25

Câu 4

a) Tế bào tăng nhanh về kích thước: màng tế bào giãn ra, chất tế bào nhiều thêm, nhân tế bào lớn dần.

b) Nhân tế bào.

c) Bốn lần.

d) Khoa học tự nhiên 6

0.6

0.4

0.4

0.6

Câu 5

a. Đối với các bệnh từ virus, không thể sử dụng thuốc kháng sinh mà phải dùng các loại thuốc kháng virus đặc trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ bản thân là tiêm phòng vaccine đẩy đủ và tập luyện đều đặn để tăng sức đề kháng giúp cơ thể tự vượt qua bệnh.

b. Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu,... Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy cần nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra.

c.Phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng. Những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ mà tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây, gây ra hiểu lầm san hô là thực vật. Thực tế san hô là một loại động vật bậc thấp thuộc ngành Ruột khoang, thường dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi.

d. Về hình thái, nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, thường có đầy đủ các thành phần của cây nấm (mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm, cuống nấm,...)

1

1

1

0,6

Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 - Đề 2

PHÒNG GD&ĐT......
TRƯỜNG PTDTBT THCS.....
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 03 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: KHTN 6
Thời gian làm bài: 120 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):

Câu 1: Cân một túi hoa quả, kết quả cân là 15 634 gam. ĐCNN của cân đã dùng là:

A. 1 gam.
B. 5 gam.
C. 10 gam.
D. 100 gam.

Câu 2: Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng.
B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng.
D. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.
B. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.
C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.
D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Câu 4: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
D. Bằng 0.

Câu 5: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A. Điện năng.
B. Cơ năng.
C. Hóa năng.
D. Quang năng.

Câu 6: Tiết kiệm năng lượng giúp:

A. Tiết kiệm chi phí.
B. Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo.
C. Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.
D. Cả ba phương án trên.

Câu 7: Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là:

A. Đá vôi.
B. Cát.
C. Gạch.
D. Đất sét.

Câu 8: Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. carbohydrate.
B. chất béo.
C. protein.
D. Calcium.

Câu 9: Vật thể nhân tạo là

A. vật có sẵn trong tự nhiên.
B. là vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
C. vật có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.
D. không có khả năng trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản.

Câu 10: Đặc điểm của thể rắn là

A. các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén.
B. các hạt liên kết không chặt chẽ; có hình dạng không xác định, có thể tích xác định; khó bị nén.
C. các hạt chuyển động tự do; có hình dạng và thể tích không xác định; dễ bị nén.
D. dễ lan tỏa, chiếm toàn bộ hình dạng vật chứa.

Câu 11: Không khí là hỗn hợp chứa nhiều thành phần khác nhau, thành phần không phải thể khí là

A. Carbon dioxide.
B. Oxygen.
C. Chất bụi.
D. Nitrogen.

Câu 12: Cho các phát biểu sau:

1. Vật thể được tạo nên từ chất.

2. Kích thước miếng nhôm (aluminium) càng lớn thì khối lượng riêng của aluminium càng lớn.

3. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

4. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.

Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 13: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường.
B. Tảo lục.
C. Dương xỉ.
D. vạn thọ.

Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?

A. Sinh sản bằng bào tử.
B. Hạt nằm trong quả.
C. Có hoa và quả.
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện.

Câu 15: Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thức ăn, nơi ở cho một số loài động vật

(2) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người

(3) Cung cấp nguyên liệu, vật liệu cho các ngành sản xuất

(4) Cân bằng hàm lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí

(5) Làm cảnh

(6) Chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người

Đâu là những vai trò của thực vật trong đời sống?

A. (1), (3), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (2), (4), (6).
D. (1), (4), (6).

Câu 16: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư. 
B. Phá rừng làm nương rẫy.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.

Câu 17: mức độ tổ chức cơ thể thấp hơn liền kề với mức độ hệ cơ quan là

A. cơ thể.
B. mô.
C. bào quan.
D. cơ quan.

Câu 18: Virut sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

A. có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. chưa có cấu tạo tế bào.
D. có hình dạng không ổn định.

Câu 19: Chức năng bài tiết của cơ thể là gì?

A. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
B. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.
C. Quá trình loại bỏ các chất thải.
D. Quá trình lấy thức ăn và nước.

Câu 20: Từ một tế bào qua 3 lần phân bào có bao nhiêu tế bào con được hình thành?

A. 8.
B. 4.
C. 16.
D. 2.

II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm):

Câu 1: (4,25 điểm)

1. (1 điểm) Một bình đựng đầy 7 lít xăng. Chỉ dùng 1 bình loại 5 lít và 1 bình loại 2 lít, làm thế nào để lấy được 1lít xăng từ bình 7 lít trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ.

2. (2,25 điểm) Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi treo một quả nặng có khối lượng 50g vào lo xo thì chiều dài lò xo lúc này là 20,3cm.

a, Có những lực nào tác dụng lên quả nặng? Nêu đặc điểm về phương, chiều, cường độ của các lực đó?

b, Nếu treo thêm 3 quả nặng như vậy nữa thì chiều dài lo xo lúc này là bao nhiêu?

3. (1,0 điểm) Thả quả bóng cao su rơi tự do từ một độ cao h so với mặt đất. Sau khi quả bóng chạm mặt đất và nảy lên thì không đạt được độ cao h như ban đầu. Giải thích?

Câu 2: (4,25 điểm)

1. (1,5 điểm) Để đốt cháy 12 gam than cần 24,4 lít khí oxygen sinh ra 44 gam khí carbon dioxide.

a, Để đốt cháy hết 1 kg than thì cần bao nhiêu lít khí oxygen và sinh ra bao nhiêu gam khí carbon dioxide?

b, Để đốt cháy hết 12 gam than cần bao nhiêu lít không khí. Biết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí?

2. (1,5 điểm) Lựa chọn phương pháp và trình bày cách tách chất ra khỏi hỗn hợp trong các trường hợp sau:

a, Tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và bột đá.

b, Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước.

c, Tách cát ra khỏi hỗn hợp đường và cát.

3. (1,25 điểm) Bảng sau đây cho thấy độ tan của một chất thay đổi ở các nhiệt độ khác nhau

Nhiệt độ (oC)

0

20

40

60

80

100

Khối lượng chất rắn (g)

16

28

58

112

170

245

- Vẽ đồ thị đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng chất rắn hòa tan và nhiệt độ.

- Dự đoán lượng chất rắn hòa tan ở 330C và 750C.

Câu 3: (5,5 điểm)

1. (1,5 điểm) So sánh tế bào Động Vật và tế bào Thực Vật?

2. (2,0 điểm) Cho các loài thực vật sau: Dương xỉ sừng hươu, Rêu tường, cây tre, vạn tuế, Rêu tản, cam, cây lông cu li, Phi lao. Xây dựng khóa lưỡng phân cho các nhóm thực vật.

3. (1,0 điểm) Tại sao khi tiếp xúc gần với bệnh bị lao ta có thể nhiễm bệnh? Hãy cho biết cách phòng chống bệnh lao?

4. (1,0 điểm) Em hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):

Mỗi câu đúng được 0,3 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

C

D

D

C

A

D

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

B

A

A

C

D

C

C

A

II. PHẦN TỰ LUẬN (14,0 điểm):

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1

1 điểm

- Múc 5 lít xăng bằng bình 5l từ bình 7l

- Múc 2 lít xăng bằng bình 2l từ bình 5 lít rồi đổ vào bình đựng xăng 7l

- Trong bình 5 lít còn 3 lít xăng. Múc thêm 2 lít xăng nữa bằng bình 2l từ bình 5 lít

- Trong bình 5 lít còn 1 lít xăng

0,25

0,25

0,25

0,25

2

2,25 điểm

a, Các lực tác dụng lên quả nặng

+ Trọng lực

+ Lực đàn hồi

- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống,

độ lớn P = 10.m = 10. 0,05 = 0,5N

- Khi quả nặng đứng yên thì lực đàn hồi cần bằng với trọng lực.

- Lực đàn hồi của lò xo có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên

Độ lớn F = P = 0,5N

b, Độ dãn của lò xo khi treo 1 quả nặng

20,3 – 20 = 0,3 cm

- Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

Vậy khi treo thêm 3 quả nặng nữa, lò xo sẽ tiếp tục dãn thêm:

3. 0,3 = 0,9 cm

- Chiều dài lo xo lúc này là : 20,3 + 0,9 = 21,2 cm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

3

1 điểm

+ Quả bóng khi rơi từ độ cao xuống mặt đất sẽ chịu lực cản của không khí, va chạm mặt đất và còn phát ra âm.

+ Nên năng lượng cơ năng của quả bóng, một phần bị chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa nhiệt ra môi trường, làm nóng mặt đất và năng lượng âm.

Vì vậy, quả bóng không có cơ năng như ban đầu nên không đạt được độ cao như ban đầu.

0,25

0,5

0,25

2

1

(1,5 điểm)

Để đốt cháy 12 gam than cần 24,4 lít khí oxygen sinh ra 44 gam khí carbon dioxide.

a, Đổi 1kg = 1000g

Để đốt cháy 12 gam than cần 24,4 lít khí oxygen

Vậy đốt 1000g than cần: (1000.24.4):12 = 2033,33 lít

Lượng khí CO2 sinh ra là: (44.1000)/12 = 3666,6 lít

b, Để đốt cháy hết 12 gam than cần thể tích không khí

24,4.5 = 122 lít

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

2

(1,5 điểm)

- Mỗi ý đúng được 0,5 đ (Nêu được phương pháp và trình bày được cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp)

a, Dùng nam châm để tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và bột đá.

Đưa nam châm lại gần hỗn hợp bột sắt và bột đá, Bột sắt sẽ bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp

b, Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

Dùng phương pháp chiết: do dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên sẽ tạo thành 2 lớp chất lỏng có bề mặt phân cách

Lắp phễu chiết lên giá, Cho hỗn hợp dầu ăn và nước vào phễu chiết, bên dưới phễu chiết đặt 1 cốc thủy tinh. Mở khóa phễu chiết cho nước chảy xuống từ từ cho đến khi chạm bề mặt phân cách giữa nước và dầu ăn ta thu được dầu ăn không còn lẫn nước.

c, Tách cát ra khỏi hỗn hợp đường và cát

Dùng phương pháp lọc: Do cát không tan trong nước, còn đường tan được trong nước.

Cho hỗn hợp đường và cát vào cốc nước khuấy đều cho đường tan hết. Dùng phễu lọc, phía trên phễu đặt giấy lọc, đặt phễu vào 1 bình tam giác. Đổ từ từ hỗn hợp với nước vào phễu lọc. Cát không tan nằm lại phía trên giấy lọc, đường tan trong nước sẽ theo nước chảy xuống bình tam giác.

Đem giấy lọc có chứa cát đi sấy khô thu được cát. Mang nước đường đi đun nóng đến khi nước bay hơi hết thu lại đc đường

0,5

0,5

0,5

3

(1,25 điểm)

- Vẽ được đồ thị đường biểu diễn mối liên hệ giữa khối lượng chất rắn hòa tan và nhiệt độ có chú thích đầy đủ

Khoa học tự nhiên 6

- Dự đoán lượng chất rắn hòa tan ở 330C và 750C

ở 330C: khối lượng chất rắn là : (33.28):20 = 46,2g

ở 750C: khối lượng chất rắn là: (75.112):60 = 140g

0,25

0,5

0,25

0,25

3

1

(1,5 điểm)

học sinh so sánh

+ giống nhau

+ khác nhau

0,5

1,0

2

(2,0 điểm)

Học sinh xây dựng khóa lưỡng phân đúng

Khoa học tự nhiên 6

Học sinh viết đúng

Nhóm rêu (rêu tường, rêu tản)

Nhóm dương xỉ (dương xỉ sừng hươu, cây lông culi)

Nhóm hạt trần (vạn tuế, phi lao)

Nhóm hạt kín (cam, cây tre

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

3

(1,0 điểm)

Học sinh giải thích đúng con đường lây virus lao qua con đường hô hấp là chủ yếu

- Cách phòng chống:

+Vệ sinh môi trường sạch sẽ (thu gom rác thải, xử lí phân thải của người,

động vật ...

+ Chữa trị bệnh ở bệnh lao phổi

0,5

0,25

0,25

4

(1,0 điểm)

Ý nghĩa

- Tăng về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể

- Giúp cơ thể lớn lên

- Tạo ra các tế bào mới

- Thay thế các tế bào già chết đi

0,25

0,25

0,25

0,25

Lưu ý:

Trên đây chỉ là sơ lược các bước giải, lời giải của thí sinh cần lập luận chặt chẽ, hợp logic. Nếu thí sinh trình bày cách làm khác mà đúng thì cho điểm các phần theo thang điểm tương ứng.

Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 - Đề 3

PHÒNG GD&ĐT ......
TRƯỜNG THCS.......

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)

Câu 1: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về ……., quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.

A. Con người, thế giới tự nhiên
B. Động vật, thực vật
C. Các sự vật, hiện tượng
D. Thế giới tự nhiên và thế giới loài người

Câu 2: Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?

A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất.
B. Tự ý làm các thí nghiệm.
C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.

Câu 3: Sự nóng chảy là:

A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí
B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

Câu 4: Cho các bước đo chiều dài sau:

(1) Đặt thước đo đúng cách.
(2) Ước lượng chiều dài của vật cần đo.
(3) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
(4) Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
(5) Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN của thước cho mỗi lần đo.

Hãy chọn cách sắp xếp đúng?

A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.
B. 1 – 2 – 3 – 5 – 4.
C. 2 – 4 – 1 – 3 – 5.
D. 5 - 4 – 3 – 2 – 1.

Câu 5: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào sau đây?

A. Thước đo.
B. Cân.
C. Kính hiển vi.
D. Kính lúp.

Câu 6: Đơn vị của lực là

A. niutơn.
B. mét.
C. giờ.
D. gam.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
C. Bạn Nam đóng đinh vào tường.
D. Giọt mưa đang rơi.

Câu 8: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành năng lượng ánh sáng?

A. Ấm điện.
B. Bàn là điện.
C. Đèn LED.
D. Máy bơm nước.

Câu 9: Trong các cấp độ tổ chức cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất?

A. Tế bào.
B. Cơ quan.
C. Hệ cơ quan.
D. Mô.

Câu 10: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài ->Chỉ (giống) -> Họ -> Lớp -> Bộ -> Ngành -> Giới.
B. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.
C. Giới ->Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chỉ (giống) -> Loài.
D. Loài -> Chi(giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.

Câu 11: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây?

A. Bánh gai.
B. Sữa chua.
C. Giò lụa.
D. Sữa hạt.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

A. Mắc màn khi đi ngủ.
B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
C. Phát quang bụi rậm.
D. Diệt ruồi, vệ sinh cơ thể.

Câu 13: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh do nấm gây ra?

A. Không tiếp xúc với nguồn bệnh.
B. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
C. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
D. Vệ sinh cá nhân thường xuyên.

Câu 14: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?

A. Rêu
B. Dương xỉ
C. Hạt kín
D. Hạt trần

Câu 15: Biện pháp phòng giun sán kí sinh ở người là:

A. Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi.
B. Luôn ăn thức ăn chưa nấu chín, nước đun chưa sôi.
C. Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh không rửa tay.
D. Thường xuyên ăn gỏi cá, nem chua.

Câu 16: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?

A. Điều hòa khí hậu.
B. Cung cấp nguồn dược liệu.
C. Bảo vệ nguồn nước.
D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

B. TỰ LUẬN (12 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm): Em hãy giải thích các việc làm sau:

a) Trong các bể nuôi cá người ta thường lắp thêm máy bơm sục nước?

b) Trong quá trình chữa cháy, nếu đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn trùm nhanh lên đám cháy?

Câu 2: (1,0 điểm):

a) Nhôm (Aluminium) là một loại vật liệu được dùng nhiều trong xây dựng, sản xuất các đồ dùng phục vụ cuộc sống. Em hãy đề xuất các thí nghiệm để chứng minh nhôm (Aluminium) có các tính chất sau: Dẻo, dẫn nhiệt.

b) Em hãy nêu một số ứng dụng của nhôm (aluminium) dựa vào tính dẻo và tính dẫn nhiệt.

Câu 3: (1,0 điểm):

a) Em hãy lấy một số ví dụ về dung dịch, huyền phù, nhũ tương trong thực tế mà em biết.

b) Một lọ muối ăn bị lẫn cát, em hãy trình bày cách làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết?

Câu 4: (1,5đ): Đổi đơn vị đo (trình bày cách tính):

a) 200C = …oF
b) 1670F = …oC
c) 370C = …K

Câu 5: (2,0 điểm):

a) Một người kéo xe với lực 200N theo phương nằm ngang từ trái sang phải. Em hãy biểu diễn lực kéo của người đó lên xe (Tỉ xích 1cm ứng với 100N).

b) Một học sinh lớp 6 có khối lượng 35kg. Trọng lượng của học sinh đó là bao nhiêu?

Câu 6: (1,0 điểm): Em hãy phát biểu định luật bảo toàn năng lượng? Cho 1 ví dụ?

Câu 7: (2,0 điểm): Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá thu, con rùa, cây đậu. Em hãy xác định các đặc điểm đối lập và xây dựng khoá lưỡng phân phân loại các sinh vật trên. Xếp các loại động vật vào các lớp thuộc động vật có xương sông.

Câu 8: (1,5 điểm): Em hãy đề ra các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột gây ra?

Câu 9: (1,5 điểm): Nấm mốc thường làm cho quần áo của em bị mốc, theo em thì nấm mốc thường xuất hiện trong điều kiện nào? Đề ra biện pháp phòng chống?

ĐÁP ÁN

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC SINH NĂNG KHIẾU
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Phần A. Trắc nghiệm khách quan (8,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,5 điểm.

Câu12345678910
Đ/ACBCCBADCCD
Câu111213141516
Đ/ABDCBAD

Phần B. Tự luận (12,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1 (0,5đ)

a. Người ta lắp máy bơm sục nước để tăng hòa tan oxygen trong không khí vào nước, đảm bảo cung cấp đủ oxygen cho cá.

0,25đ

b. Dùng tấm chăn dày, lớn trùm nhanh lên đám cháy để ngăn chất cháy với oxygen, làm cho xăng dầu không tiếp tục cháy được.

0,25đ

Câu 2 (1,0đ)

- Dùng búa đập vào một mẫu nhôm (Aluminium), mẫu nhôm (Aluminium) bị biến dạng, không bị vỡ vụn chứng tỏ nhôm (Aluminium) có tính dẻo.

- Đốt nóng một đầu của sợi dây nhôm (aluminium), kiểm tra đầu còn lại của sợ dây nhôm cũng thấy nóng lên (chú ý an toàn tránh bị bỏng) chứng tỏ nhôm (aluminium) có tính dẫn nhiệt.

0,5đ

Ứng dụng: Nhôm (aluminium) được dùng làm các vật dụng: Xô, chậu, giấy gói bánh kẹo, …

Nhôm (aluminium) được dùng làm các dụng cụ đun nấu: Nồi, xoong, ấm đun, ……

0,5đ

Câu 3 (1,0đ)

a. Lấy được ít nhất 1 ví dụ về dung dịch, huyền phù, nhũ tương

0,5đ

b. Cho hỗn hợp muối ăn bị lẫn cát vào nước khuấy đều

Lọc hỗn hợp thu lấy dung dịch nước muối

Cô cạn dung dịch, thu được muối ăn tinh khiết

0,5đ

Câu 4

(1,5đ)

Đổi đúng 1 trường hợp cho 0,5 điểm

(Lưu ý: Nếu đổi đúng mà không trình bày cách đổi cho một nửa số điểm)

Câu 5

(2,0đ)

a) Học sinh biểu diễn đúng lực kéo:

- Gốc nằm trên xe, vị trí tay của người đặt vào xe

- Phương nằm ngang, chiếu từ trái qua phải

- Nếu quy ước mỗi cm độ dài của mũi tên tương ứng với 100N thì mũi tên có độ dài là 2cm

0,25đ

0,25đ

0,5đ

b) Trọng lượng của học sinh đó là:

P = 10.m = 10.35 = 350N

1,0đ

Câu 6

- Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

- Ví dụ:

0,5đ

0,5đ

Câu 7

(2,0đ)

Đặc điểm

Sinh vật

Khả năng di chuyển

Môi trường sống

Số chân

Cây khế

Không

Cạn

-

0,25 đ

Con gà

Cạn

Hai chân

0,25 đ

Con thỏ

Cạn

Bốn chân

0,25 đ

Con cá thu

Nước

-

0,25 đ

con rùa

Nước

Bốn chân

0,25đ

cây đậu

Không

Cạn

-

0,25đ

- Xếp các động vật vào các lớp:

+ Lớp cá (Cá thu); lớp bò sat ( rùa); lớp chim ( gà); lớp thu ( thỏ)

0,5đ

Câu 8

(1,5đ)

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi.

- Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiểu quả cao.

- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 9

(1,5đ)

- Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm, nồm hoặc do quần áo em mặc dính mồ hôi mà không giặt kịp thời.

- Biện pháp phòng chống:

+ Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

+ Thay quần áo ngay khi đi học (làm) về rồi giặt sạch sẽ.

+ Vệ sinh cơ thể, rửa tay đúng thời điểm.

+ Vệ sinh môi trường, giữ cho môi trường thông thoáng, sạch sẽ.

0,5đ

1,0đ

....

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 6 (Có đáp án)

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK