40 bài văn cảm thụ văn học lớp 3 có đáp án kèm theo, bao gồm những bài văn chọn lọc về nhiều chủ đề như tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật, tả vật dụng trong gia đình... Đây là tài liệu hữu ích giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây:
40 bài cảm thụ văn học lớp 3
Bài 1. Trong bài Con cò nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Hai dòng thơ trên đa giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Bài làm
Qua hai dòng thơ trên, em cảm nhận được những điều đẹp đẽ và sâu sắc rằng: tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đa khôn lớn, dù có “ đi hết đời” sống cả trọn cuộc đời, tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi “vẫn theo con” để quan tâm lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh, có thể nói đó chính là tình thương bất tử.
Bài 2. Đọc câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đa thức vì chúng con."
a) Trong câu thơ trên những sự vật nào được so sánh với nhau?
b) Từ nào biểu hiện ý so sánh?
c) So sánh như thế nhằm mục đích gì?
Bài làm
a) Trong câu thơ trên, các sự vật được so sánh với nhau là: Những ngôi sao thức/ mẹ thức
b) Từ ngữ biểu hiện ý so sánh là từ "chẳng bằng"
c) Cách so sánh như thế giúp người đọc cảm nhận được người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao "thức" soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa.
Bài 3. Ca dao có câu:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó?(hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?)
Bài làm
Hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên là: Bác Hồ với bông sen Tháp Mười.
Hai câu ca dao trên đa sử dụng biện pháp so sánh để ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, nhấn mạnh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam (bông sen Tháp Mười) của Bác Hồ.
Bài 4. Đọc các câu thơ sau:
Những người chân đất thật thà
Em thương như thể thương bà ngoại em.
a) Em hiểu từ “chân đất” trong các câu thơ trên như thế nào?
b) Đặt một câu với từ “chân đất”
Bài làm
a/ Nghĩa từ “chân đất” ở trong câu thơ ý nói là người nông dân
b) Đặt câu: Bố mẹ em là những người chân đất, hiền lành, chất phác.
Bài 5. Trong bài: “Sao Mai”, Ý Nhi có viết:
Ngôi sao chăm chỉ Gà gáy canh tư Mặt trời ửng hồng
Là ngôi sao Mai Mẹ em xay lúa Bạn đi chơi hết
Em choàng trở dậy Lúa vàng như sao Sao Mai còn ngồi
Thấy sao thức rồi. Sao nhìn ngoài cửa. Làm bài mải miết.
Trong bài thơ trên, tác giả đa sử dụng biện pháp so sánh. Em hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh thể hiện rõ điều đó?
Bài làm
Các hình ảnh so sánh trong bài thơ là:
Ngôi sao chăm chỉ là ngôi sao Mai.
Mẹ em xay lúa, lúa vàng như sao.
Sự vật được nhân hóa là: Sao Mai. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa là: chăm chỉ, thức dậy, nhìn ngoài cửa, ngồi làm bài mải miết.
Bài 6. Trong bài Tuổi Ngựa nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
Hãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì? Điều đó cho ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ như thế nào?
Bài làm
Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với mẹ: Tuổi con là Tuổi ngựa nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa.
Nơi con đến có thể rất xa mẹ ("cách núi cách rừng, cách sông cách biển"). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ ("Con tìm về với mẹ - Ngựa con vẫn nhớ đường"). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu sâu nặng của người con đối với mẹ.
Bài 7. Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết:
Dù giáp mặt cùng biển
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng ... nhớ một vùng núi non.
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
Bài làm
Những hình ảnh nhân hóa: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.
Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn cảm luôn gắn bó, thủy chung, không quên cội nguồn (nơi đa sinh ra) của mỗi con người.
Bài 8. Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:
Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi
Theo em, khổ thơ trên đa bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào?
Bài làm
Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!") tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xòe những cánh nhỏ dài trong xa như mặt trời đang tỏa những tia nắng xanh) mà còn bộc rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ quê hương.
Bài 9. Trong bài thơ Bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của sông La như thế nào?
Bài làm
Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quến rũ của dòng sông La quê hương. Nhà thơ đã nhân hóa sông La một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La "Trong veo như ánh mắt" làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm. Những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: "Bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi" Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.
Bài 10. Trong bài thơ Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết như sau:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.
Những câu thơ trên đa giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả?
Bài làm
Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả dòng sông quê hương thật đẹp: Sông cũng như người được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm ("thơm đến ngẩn ngơ") vừa có màu hoa thật đẹp và hấp dẫn ("ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai"). Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như trở nên đẹp hơn và làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng, xúc động.
Bài 11.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đo nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào ?
Bài làm
Đọc đoạn thơ, ta thấy tác giả đa suy nghĩ và gắn bó với quê hương thông qua những hình ảnh rát cụ thể. Đâ là một cánh diều biếc thả trên cánh đồng đa in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp đẽ thú vị trên quê hương. Kia là con đo nhỏ khua nước trêndòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng. Có thể nói, những sợ vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sợ gắn bọ bằng tình cảm con người và đa trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy ta càng thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.
Bài 12. Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.
Tác giả đa sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nghệ thuật nổi bật đó, emcảm nhận được nội dung, ý nghãi gì đẹp đẽ ?
Bài làm
Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ trên là biện pháp nhân hóa (thể hiện ở các từ nâng, liếm). Nhờ biện pháp nhân hóa đó đa làm nổi bật cảnh mùa gạt ở nông thôn Việt Nam thật tươi vui, náo nức (gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Tất cả đa tạo nên một không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gạt đến.
Bài 13. Trong bài thơ Quê hương nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Đoạn thơ trên đa gợi cho em nghĩ đến điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Bài làm
Đoạn thơ trên đa gợi những điều đẹp đẽ và sâu sác đó là: Mỗi người chỉ có một quê hương như là chỉ có một mẹ đa sinh ra mình. Quê hương là tất cả nhưng trước hết là hình ảnh người mẹ thân yêu.
Nếu ai không nhớ quê hương, không yêu quê hương, không yêu quê hương cũng như không nhớ, không yêu mẹ thì người đó dù to lớn về thân xác cũng không thể nói đa trưởng thành và “lớn lên” với ý nghĩa là người có tâm hồn đẹp.
Bài 14: Tìm các hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ dưới đây. Trong những hình ảnh so sánh này em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát.
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát.
Bài làm:
Các hình ảnh so sánh trong hai đoạn thơ đó là: "Tán lá xoè ra như cái ô to..." và " Bóng bàng tròn lắm tròn như cái nong". Trong các hình ảnh so sánh trên, em thích nhất hình ảnh "Tán lá xoè ra như cái ô to...". Tán bàng tròn, to, xòe rộng giống
như một cái ô khổng lồ che rợp mát cả khoảng sân rộng. Chúng em tha hồ vui chơi dưới tán bảng mà không lo bị nắng. Tán bàng như là người bạn thân thiết của chúng em. Em mong sao tán bàng càng xòe rộng hơn để đón thật nhiều các bạn của em vào cùng vui chơi.
Bài 15. Trong đoạn thơ sau:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau trẻ chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người".
a - Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho ta biết tre được nhân hoá?
b - Biện pháp nhân hoá đó giúp em cảm nhân được phẩm chất đẹp đẽ gì của cây tre Việt Nam.
Bài làm
a) Cây tre được nhân hóa qua các từ ngữ như: vươn mình, đu, kham khổ, hát ru, yêu nhiều, không đứng khuất mình, thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, gần nhau thêm, thương nhau, chẳng ở riêng.
b) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong khổ thơ đa giúp em thấy được những phẩm chất đẹp đẽ của cây tre Việt Nam là: chịu thương chịu khó, giàu tình thương yêu, vươn lên trong cuộc sống, đoàn kết, kề vai sát cánh bên nhau.
Bài 16. Cho đoạn thơ sau:
Nắng vàng tươi rải nhẹ
Bưởi tròn mọng trĩu cành
Hồng chín như đèn đỏ
Thắp trong lùm cây xanh.
Em có cảm nhận gì sau khi đọc xong nội dung đoạn thơ trên?
Bài làm
Trong đoạn thơ, tác giả đa sử dụng biện pháp nghệ thuật để so sánh hồng chín như đèn đỏ. Hình ảnh “Hồng chín như đèn đỏ/ Thắp trong lùm cây xanh” vẽ nên một bức tranh giàu màu sắc, trong đó mỗi chùm quả hồng chín đỏ như một chùm đèn lung linh tỏa sáng trong lùm cây làm cho khu vườn thêm sinhg động, hấp dẫn.
Tải file PDF hoặc DOC để tham khảo chi tiết.