213 bài tập Hóa vô cơ trong đề thi thử THPT quốc gia 2023, giúp các em nắm vững các dạng bài tập Hóa vô cơ, để ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hiệu quả.
213 bài tập Hóa vô cơ ôn thi THPT Quốc gia 2023 gồm 68 trang, bám sát kiến thức trong SGK Hóa Học, giúp các em nắm vững từng dạng bài tập, để tự tin hơn khi bước vào kỳ thi quan trọng sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Vật lý để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2023.
213 bài tập Hóa vô cơ ôn thi THPT Quốc gia 2023
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06mol NO và 0,13mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:
A. 25,5%
B. 18,5%
C. 20,5%
D. 22,5%
Bài 2: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5 M và NaOH 1 M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2 M vả KOH 1,5 M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 66,98
B. 39,4
C. 47,28
D. 59,1
Bài 3: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2 M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2 ~m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO_3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 20
B. 32
C. 36
D. 24
Bài 4: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2 M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa Giá trị của V và m lần lượt là:
A. 290 và 83,23
B. 260 và 102,7
C. 290 và 104,83
D. 260 và 74,62
Bài 5: Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:
A. 0,02 M
B. 0,04 M
C. 0,05 M
D. 0,10 M
Bài 6: Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 10,4
B. 27,3
C. 54,6
D. 23,4
Bài 7:Cho m gam hổn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lit H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là:
A. 8,5
B. 18,0
C. 15,0
D. 16,0
Bài 8: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500 ml dung dịch HCl 1 M và H2SO4 loãng 0,28 M thu được dung dịch X va 8,736 lít H2. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối là
A. 25,95 gam
B. 38,93 gam
C. 103,85 gam
D. 77,86 gam
Bài 9: Cho 10,0 lit H2 và 6,72 lit Cl2 (dktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch X. Lấy 50g dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là:
A. 33,33%
B. 45%
C. 50%
D. 66,67%.
Bài 10: Cho 6,4 gam Cu vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl 1M, sau đó cho tiếp 17 gam NaNO3, thấy thoát ra V lít khí NO ở (đktc). Tính V
A. 1,12 lít
B. 11,2 lít
C. 22,4 lít
D. 1,49 lít
>> Tải file để tham khảo toàn bộ 213 bài tập Hóa vô cơ trong đề thi thử THPT Quốc gia 2023