Trang chủ Học tập THPT & ôn thi Đại học

12 cách cân bằng phương trình hóa học - thuviensachvn.com

12 cách cân bằng phương trình hóa học

12 cách cân bằng phương trình hóa học

I. Khái Niệm

Cân bằng hóa học là sự cân bằng về số lượng nguyên tố của các chất trong hai vế của một phản ứng hóa học.

II. Các Phương Pháp Cân Bằng

1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố:

Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H2, O2, N2...) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước.

Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O2 ---> P2O5

Ta viết: P + O ---> P2O5

Để tạo thành 1 phân tử P2O5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O: 2P + 5O ---> P2O5

Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P2O5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P2O5

Do đó: 4P + 5O2 ---> 2 P2O5

2. Phương pháp hóa trị tác dụng:

Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH.

Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau:

+ Xác định hóa trị tác dụng: BaCl2 + Fe2(SO4)3---> BaSO4 + FeCl3

Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là: II - I - III - II - II - II - III - I

Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng: BSCNN(1, 2, 3) = 6

+ Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số: 6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6

Thay vào phản ứng: 3BaCl2 + Fe2(SO4)3 ---> 3BaSO4 + 2FeCl3

Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Liên kết tải về

pdf 12 cách cân bằng phương trình hóa học

Chủ đề liên quan

Học tập

THPT & ôn thi Đại học

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK